Học tập đạo đức HCM

Lãi trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng meo nấm

Chủ nhật - 02/04/2017 08:52
Từ hai bàn tay trắng, nhờ chịu khó làm ăn, ông Nguyễn Văn Nồm (SN 1970) ở thôn Phụng Tường 1, xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa) đã vươn lên làm giàu từ trồng và sản xuất meo nấm rơm.

Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, nhà đông anh em, học đến lớp 9, Nguyễn Văn Nồm phải nghỉ học ở nhà phụ giúp cha mẹ làm ăn. Đến khi lập gia đình, vì không có nghề nghiệp ổn định, ông phải đi làm thuê, làm mướn kiếm tiền nuôi con. Nhiều năm bôn ba khắp nơi làm ăn nhưng kinh tế gia đình vẫn rất khó khăn.

 lai tram trieu dong moi nam nho trong meo nam hinh anh 1

Gia đình ông Nồm phát triển kinh tế từ sản xuất meo nấm rơm - Ảnh: NGUYỄN CHƯƠNG

Năm 1997, ông về quê, lúc bấy giờ trong làng có nhiều gia đình phát triển nghề trồng nấm rơm. Tìm hiểu thì thấy nghề này cho thu nhập rất khá, lại không khó khăn mấy nên ông cũng học tập mua rơm về làm nấm. Ban đầu, ông chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm nên năng suất nấm của gia đình thấp. Sau một thời gian, vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm của những người làm trước, ứng dụng vào sản xuất của gia đình, năng suất nấm và chất lượng nấm đã được nâng lên.

Ông Nồm cho biết: “Những năm đầu mới làm nấm, thị trường tiêu thụ chưa mạnh nên mình cũng chưa dám đầu tư nhiều, mỗi năm, gia đình chỉ trồng 2 lứa nấm. Nhưng từ năm 2000 trở đi, nấm rơm bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường; đồng thời đầu ra sản phẩm nấm của gia đình cũng đã ổn nên tôi mạnh dạn tăng vụ, mỗi năm sản xuất 4 lứa. Từ đó, thu nhập của gia đình ngày càng ổn định, cuộc sống đỡ vất vả hơn nhiều”.

Theo ông Nồm, làm nấm rơm rất nhọc công. Sau mỗi mùa thu hoạch lúa, vợ chồng ông Nồm thu gom rơm về phơi khô và vun thành nọc dự trữ để làm nấm. Việc trữ rơm cũng phải có kinh nghiệm, để bảo quản tốt nguồn nguyên liệu, rơm gom về chất thành đống. Khi chất đống, cứ mỗi lớp rơm cao khoảng 20-30cm thì phải tưới nước cho thấm đều và dùng chân giậm cho chặt rồi mới chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao khoảng 1,5m.

Sau đó lấy bạt ni lông, rơm khô hoặc lá chuối đậy xung quanh để giữ nhiệt. Vài ngày sau, cọc rơm sẽ đạt nhiệt độ khoảng 60-700C, giúp tiêu diệt các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này.

 

“Ngoài ra, để trồng được nấm, người trồng nấm phải chọn được giống meo tốt thì chất lượng nấm mới đạt. Vì vậy, hầu hết meo sản xuất nấm tôi đều mua từ các tỉnh phía Nam, nơi có nghề trồng nấm phát triển khá sớm”, ông Nồm cho biết thêm.

Qua nhiều năm làm nấm rơm, ông Nồm thấy việc mua chuyển meo nấm ở các tỉnh phía Nam về để sản xuất rất bất tiện. Đồng thời, nghề trồng nấm rơm ở Hòa Trị phát triển khá mạnh, nhu cầu mua meo nấm tăng cao nên ông nảy ra ý định sản xuất meo nấm. Từ đó, ông bắt đầu lân la đi nhiều địa phương trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm làm meo nấm rơm. Năm 2013, ông Nồm tích lũy được khá nhiều kiến thức, kỹ thuật sản xuất meo nấm và bắt tay vào làm meo. “Ban đầu việc sản xuất meo cũng gặp khá nhiều khó khăn, nhưng rồi gia đình tôi đều khắc phục được. Sau gần 4 năm sản xuất meo nấm, hiện nay, mỗi ngày gia đình ông làm được 3.000 cục meo. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, ông Nồm thuê 18 lao động, bình quân mỗi người có thu nhập khoảng 4,5 triệu đồng/tháng.

 

Ông Nồm cho biết: “Nhờ meo nấm rơm của gia đình có chất lượng cao nên sức tiêu thụ rất mạnh, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó. Hiện meo nấm của gia đình không chỉ cung cấp cho người trồng nấm trong tỉnh mà còn tiêu thụ mạnh ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Khánh Hòa…”.

 

Từ khi chuyển sang sản xuất meo nấm, gia đình ông Nồm đã thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu. Bình quân, mỗi năm, gia đình ông Nồm có thu nhập (đã trừ chi phí) trên 120 triệu đồng. Trại sản xuất meo nấm của ông còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương.

 

Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Trị Trần Thị Thảo nhận xét: Từ hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Văn Nồm đã nhanh nhạy trong sản xuất, biết học tập và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông là một trong những nông dân tiêu biểu được địa phương tuyên dương, khen thưởng, xứng đáng để cho các nông dân khác học tập.

Tác giả bài viết: Theo Sơn Ca (Báo Phú Yên)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập777
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại796,632
  • Tổng lượt truy cập93,174,296
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây