Học tập đạo đức HCM

Ông Cường vượt khó làm kinh tế giỏi

Chủ nhật - 02/04/2017 09:05
Là một trong những nông dân làm kinh tế giỏi của khu phố Long Bình, phường Xuân Phú (TX Sông Cầu), ông Nguyễn Văn Cường được nhiều người biết đến nhờ mô hình chăn nuôi kết hợp các loại nhím, rùa đồng, nai, heo rừng lai, trùn quế…

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Cường còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều nông dân khác, giúp họ cải thiện cuộc sống nên được mọi người quý mến.

 

 ong cuong vuot kho lam kinh te gioi hinh anh 1

Ông Nguyễn Văn Cường - Ảnh: VÕ PHÊ

 

Ông Nguyễn Văn Cường sinh năm 1974. Cha mất khi ông mới 4 tuổi. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên học hết lớp 7, ông phải nghỉ, cùng mẹ lao động kiếm sống. 22 tuổi, ông lập gia đình. Khi đó, công việc chính của hai vợ chồng là làm thuê cho một chủ vườn cà phê ở tỉnh Lâm Đồng, cuộc sống thiếu trước hụt sau. Ông Cường kể: Nghĩ cảnh làm thuê nơi đất khách quê người thì không bao giờ khá lên được, vì vậy, năm 2003, vợ chồng tôi trở về Phú Yên. Lúc mới về, vợ chồng tôi và các con sống trong căn nhà làm bằng cót, cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Tôi phải chạy xe thồ để kiếm tiền lo cho cuộc sống của cả nhà. Hàng ngày, tôi đến các chợ gần nhà, ai thuê chở đi đâu thì đi đấy, hoặc chở hàng cho tiểu thương. Thấy những người bán trái cây ở chợ thường vứt bỏ trái cây bị hỏng, tôi nảy sinh ý định tận dụng để làm thức ăn chăn nuôi. Tôi đã tìm hiểu thử con vật nào ăn được trái cây và quyết định nuôi nhím từ 3 triệu đồng vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.

 

Ban đầu, ông Cường nuôi 6 cặp nhím và dần dần tăng đàn nhờ nhím phát triển và sinh sản tốt. Từ vật nuôi này, mỗi năm, gia đình ông có nguồn thu nhập từ 50-60 triệu đồng. Tích lũy được ít vốn, ông Cường tiếp tục nuôi thêm rùa đồng (rùa Trung Bộ). Ông Cường cho biết: Rùa là loại vật nuôi này có giá trị cao nên tôi đầu tư nuôi với số lượng lớn. Gia đình tôi khá lên nhờ rùa, nhưng cũng thất bại vì rùa, bởi trận lụt năm 2009 cuốn trôi gần hết số rùa của gia đình.

 

Tuy nhiên, với quyết tâm làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, ông Cường tiếp tục gầy lại đàn rùa và nuôi thêm nai lấy nhung cùng với heo rừng lai, trùn quế, kết hợp trồng hoa màu. Ông áp dụng kiểu chăn nuôi khép kín để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn. Cụ thể, ông lấy phân heo, nai làm thức ăn cho trùn quế và ngược lại dùng trùn quế để nuôi heo và làm phân bón cho hoa màu. Với cách làm này, kinh tế gia đình ông cải thiện rõ rệt. Hiện nay, gia đình ông có hơn 10.000m2 đất, trong đó 8.000m2 trồng cỏ cho heo rừng lai ăn. 10 con heo nái của gia đình mỗi năm sinh sản được 150 con, được các nhà hàng tại địa phương và ở Bình Định thu mua. Riêng tiền bán heo, mỗi năm ông thu lãi 200 triệu đồng.

 

Để có kết quả như ngày hôm nay, trong quá trình lao động, ông Cường luôn học hỏi, nghiên cứu những mô hình chăn nuôi mới và triển khai thành công. Không chỉ làm giàu cho riêng mình, khi những nông dân ở địa phương có nhu cầu học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, ông luôn nhiệt tình chia sẻ và cung cấp con giống.

 

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Hội Nông dân phường Xuân Phú, nhận xét: TX Sông Cầu có nhiều mô hình chăn nuôi, nhưng tiêu biểu và hiệu quả là mô hình chăn nuôi kết hợp của hộ ông Nguyễn Văn Cường. Ngoài sản xuất giỏi, ông còn tích cực tham gia công tác xã hội từ thiện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, được nhận nhiều giấy khen, bằng khen của huyện và tỉnh. Ông xứng đáng là nông dân làm kinh tế giỏi, điển hình của địa phương.

Tác giả bài viết: Kim Thúy (Báo Phú Yên)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập355
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,559
  • Tổng lượt truy cập90,261,952
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây