Học tập đạo đức HCM

Nuôi ếch một vốn bốn lời

Thứ năm - 06/11/2014 02:07
Nuôi ếch đã trở thành nghề cho thu nhập khá của nhiều hộ ND xã Hương Phong, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế). Nghề nuôi ếch ở Hương Phong giờ đây không còn phát triển theo kiểu tự phát lẻ tẻ của các hộ dân mà đã được Hội ND tổ chức thành câu lạc bộ (CLB).
Ông Nguyễn Văn Tranh- Chủ tịch Hội ND kiêm Chủ nhiệm “CLB nuôi ếch” xã Hương Phong phấn khởi cho hay: “Nuôi ếch là nghề 1 vốn 4 lời nên được nhiều hộ dân trong xã ưa thích. CLB nuôi ếch do Hội ND xã thành lập năm 2011 có 23 thành viên nhưng đến nay đã tăng lên 34 thành viên. Hội viên, ND đã thấy rõ hiệu quả thiết thực của mô hình này”.
Trại nuôi ếch trong lồng lưới của ông Hồ Năm và bà Nguyễn Thị Hằng.

Để kiểm chứng lời ông Tranh nói, chúng tôi đi tìm hiểu thực tế ở 2 hộ được chọn ngẫu nhiên. Tại nhà ông Hồ Năm (59 tuổi), ở thôn An Lai có 16 lồng lưới diện tích 160m2 đang nuôi 12.800 con ếch giống. Ông Năm kể:“1 năm nuôi 4 lứa, 1 lứa cứ 1.000 con thu 160kg thịt, giá thị trường bán ra 45.000 đồng/kg, trừ chi phí giống và thức ăn, còn lãi ròng 3,5 triệu đồng; vị chi với gần 13.000 con thả nuôi, ông lãi ròng gần 50 triệu đồng/năm. Như vậy, nuôi ếch lãi gấp 3 lần so trồng lúa, và đầu tư 1 vốn thành 4 lời là đúng thực tế. Tương tự, tại hộ bà Nguyễn Thị Hằng (51 tuổi, ở thôn Thanh Phước), nuôi 6.000 con trong 10 lồng với diện tích 60m2, và tự sản xuất giống, nên đã có lãi ròng 36 triệu đồng/năm sau khi trừ mọi chi phí sản xuất.

Cả 2 hộ trên đều có đặc điểm là từ khi tham gia CLB nuôi ếch năm 2011, được tập huấn kỹ thuật, được vay vốn mỗi hộ 20 triệu đồng để đầu tư con giống và thức ăn, đã triển khai nuôi ngay do có đủ nguồn nước, cơ sở lưới, trại nuôi; bản thân họ cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước và chủ động tham quan thực tế ở các địa phương khác trong, ngoài tỉnh; nên nuôi ếch trong lồng lưới trở thành ếch thương phẩm đưa lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Họ đều được công nhận hộ nông dân SXKD giỏi cấp huyện năm 2014.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,473
  • Tổng lượt truy cập90,258,866
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây