Học tập đạo đức HCM

Sản phẩm thủy sản xuất khẩu: Chưa có thương hiệu

Thứ năm - 17/01/2013 19:50
Nhiều năm qua, nước ta luôn được xếp hạng là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm đang lưu thông trên thị trường lại không mang thương hiệu Việt. Điều này khiến những người tâm huyết với ngành không khỏi trăn trở và nuối tiếc.

Phần lớn sản phẩm thủy sản XK của VN không có nhãn mác.

Đa phần hàng hóa không nhãn mác

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2012, Việt Nam xuất khẩu thủy sản (XKTS) sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch ước đạt 6,15 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 2011.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Chế biến và XKTS Việt Nam (VASEP), có tới 90% sản phẩm thủy sản của Việt Nam XK qua trung gian, dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài theo tiêu chuẩn chỉ định của họ nên trên bao bì hiếm khi được ghi rõ sản xuất tại Việt Nam. Trong khi đó, bản thân các DN thủy sản Việt Nam cũng chỉ cần bán được sản phẩm cho đối tác mà ít quan tâm đến sản phẩm mang nhãn mác, thương hiệu gì. Hệ quả là người tiêu dùng nước ngoài hầu như chưa có ấn tượng gì về hàng hóa mang thương hiệu Việt dù họ đang dùng những sản phẩm có xuất xứ từ nước ta.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực XKTS, nhược điểm hiện tại của DN xuất khẩu cá khô của Việt Nam là kỹ thuật in ấn bao bì quá kém so với hàng hóa tại thị trường các nước phát triển. Ngoài ra, nhiều DN cũng chưa thấy hết tầm quan trọng của việc marketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, chưa có kế hoạch đầu tư dài hạn khi tạo thị trường mới mà chỉ chú trọng vào lợi nhuận trước mắt. Nhiều DN chưa nhìn thấy vai trò của thương hiệu trong kinh doanh nên đã dùng giải pháp đổi tên nhãn mác, tên sản phẩm hay tên DN mỗi khi họ bị phát hiện vi phạm.

Chưa xây dựng được thương hiệu

Không có nhãn hiệu, đương nhiên DN không thể có được thương hiệu cho sản phẩm của mình và cũng khó bề nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là điều mà từ trước tới nay, hầu hết các DN Việt Nam chưa có nhận thức đúng đắn. Do đó, ngay từ bây giờ, các DN, nhất là DN vừa và nhỏ, cần phải có kế hoạch, chiến lược xây dựng thương hiệu cho mình một cách bài bản.

Theo các chuyên gia, khi đã có thương hiệu, các DN cần quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ không chỉ ở trong nước mà còn phải đăng ký cả ở nước ngoài, bởi việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước thực hiện bảo hộ. Việc để mất hay xảy ra tranh chấp đối với nhãn hiệu ở trong nước đã rất phức tạp và tốn kém, thì việc tranh chấp ở nước ngoài còn khó khăn hơn nhiều lần.

 

Phần lớn thủy sản VN xuất khẩu sang thị trường nước ngoài đều 
không có nhãn mác nên người tiêu dùng chưa có ấn tượng với sản phẩm của VN.


Trong trường hợp nhãn hiệu không được đăng ký bảo hộ sớm tại thị trường nước ngoài mà để đối tác hay đối thủ chiếm đoạt bằng cách đăng ký bảo hộ trước, thì chắc chắn DN phải chịu nhiều thiệt hại. Khó khăn đầu tiên là nếu hàng hoá của DN chưa xuất khẩu vào thị trường đó thì việc xuất hàng sẽ không thực hiện được, DN phải thay đổi nhãn hiệu mới và tốn thêm nhiều chi phí quảng bá, tiếp thị. Trong trường hợp hàng hoá đang được xuất vào thị trường mà DN khác đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì DN rất dễ phải đối mặt với việc người đăng ký sở hữu thương hiệu sẽ yêu cầu pháp luật can thiệp, theo đó, hàng hoá nhập khẩu có thể bị bắt giữ, xử phạt, nguy cơ bị mất thị phần là rất cao.

 

Điển hình cho việc này là thương hiệu nước mắm Phú Quốc - một sản phẩm truyền thống, danh tiếng từ lâu đời của Việt Nam, nhưng hiện nay, bên cạnh sản phẩm nước mắm Phú Quốc đặc sản của Việt Nam thì trên thế giới đang tồn tại nước mắm Phú Quốc được sản xuất tại Thái Lan, hay sản xuất tại Hoa Kỳ do doanh nghiệp Viet Huong Fishsauce đăng ký bảo hộ thương hiệu từ năm 1982. Hiện, sản phẩm này đã có mặt ở nhiều quốc gia thuộc châu Âu, Australia, Thái Lan…

Ngoài ra, nhiều khả năng người chiếm đoạt thương hiệu sẽ sản xuất hàng giả bán ngược vào Việt Nam, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN ngay tại thị trường nội địa. Và để lấy lại nhãn hiệu của mình, DN sẽ rất vất vả, khó khăn và thiệt hại đủ đường, vì mất nhãn hiệu là mất thị trường.

Theo nhiều chuyên gia, để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản, DN cần có một chiến lược lâu dài và phù hợp với tình hình phát triển thực tế tại Việt Nam. Trong đó, việc làm đầu tiên là phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho DN về sản xuất, xuất khẩu hàng hóa thủy sản phải có nhãn hiệu rõ ràng.

Về lâu dài, một thương hiệu sau khi được xây dựng muốn tồn tại, nâng cao giá trị thì cần phải có cơ chế quản lý và khai thác hiệu quả. Về điều này, bản thân DN không làm được, mà phải có sự tham gia, hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, DN cũng cần phải thông qua cơ quan đại diện ngoại giao, qua các kênh thông tin của Chính phủ để quảng bá sản phẩm, đặc biệt chú trọng đến “kênh” kiều bào tại các quốc gia để làm cầu nối, góp phần đưa sản phẩm thủy sản của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

Thành Công

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm145
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại954,622
  • Tổng lượt truy cập92,128,351
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây