Học tập đạo đức HCM

Để người dân nông thôn chủ động tìm đến cơ sở y tế

Thứ bảy - 19/01/2013 03:38
Lâu nay nhiều người dân nông thôn vẫn chủ quan trong việc phòng ngừa bệnh tật. Ít người tự chủ động phòng, chống bệnh mà chỉ khi phát bệnh mới tìm đến cơ sở y tế.
 
 
 
Việc dùng hóa chất BVTV không đúng cách sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng
 
Môi trường nông thôn không sạch
 
Kết quả điều tra mới đây của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, trong 100 hộ gia đình (1667 người lao động) tại 16 xã thuộc 8 tỉnh miền Trung và miền Nam cho thấy: 80% thường xuyên sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), trên 66% dùng Gramoxone. Một nghiên cứu khác của ngành y tế về thực trạng bảo quản, sử dụng và dự phòng hóa chất BVTV trên cây cỏ ngọt của 1.200 hộ dân tại xã An Vỹ, Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) làm các nhà khoa học "giật mình”. 110% số hộ có sử dụng hóa chất BVTV. Ở đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Một nguyên nữa gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, trong đó trên 70% làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu. Do đó đã và đang tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của dân làng nghề. Kết quả phân tích chất lượng nước thải một số làng nghề dệt nhuộm tại Thái Bình cho thấy: đa số các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt BOD5, COD đều vượt tiêu chuẩn từ 2 – 5 lần.... Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra 0,4 – 0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. 
 
Mắc bệnh là tất yếu
 
Theo thống kê của Cục Môi trường và Y tế, mỗi năm nước ta có trên 20.000 trường hợp tai nạn lao động trong nông nghiệp với hơn 1.500 trường hợp tử vong. Tai nạn do "bệnh nghề nghiệp” thường gặp ở người lao động trong nông nghiệp chủ yếu là nhiễm độc thuốc BVTV, tổn thương do dùng máy móc chưa đúng cách và nhiều sự cố khác khi làm nông.
 
Mặc dù báo chí đã nhiều lần cảnh báo tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn, những hiểm họa từ ô nhiễm môi trường mà những người nông dân đang phải gánh chịu nghiêm trọng, nhưng không mấy ai làm gì để cải thiện. Phần lớn người dân vùng nông thôn, miền núi khi gặp các vấn đề về sức khỏe mới tìm đến các cơ sở y tế. Nhiều người đắn đo, không dám tiêu tiền vào chuyện khám bệnh. Chị Phạm Minh Cảo (32 tuổi, ở Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng) cho biết: Chỉ khi nào thấy đau ốm trong người thì mới đến trạm y tế khám và xin thuốc. Nếu ốm nặng mới đến BV. Chẳng khi nào chị tự đi khám tổng quát. Anh T.V.T (ở Xuân Trường, Nam Định) trong lúc ra đồng, bỗng thấy mắt nổi đom đóm, đầu chông chênh rồi ngã vật. Gia đình đưa đến trạm y tế xã, bác sĩ bảo đưa ngay lên Trung ương. Tại Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, mặc dù được cấp cứu ngay, nhưng tình trạng bệnh quá nặng và đưa đến viện muộn, anh T tử vong ngay sau đó 20 phút vì hoại tử gan do hóa chất. Gia đình "tá hỏa” và đau đớn bởi trước đó anh T không ốm đau gì và cũng chẳng bao giờ đi khám để phát hiện bệnh sớm....
 
Để dần thay đổi nhận thức
 
Gần đây ngành y tế đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về sức khỏe để người dân hiểu và biết cách bảo vệ bản thân trước bệnh tật, nhất là những bệnh có nguy cơ lây truyền trong cộng đồng. Chung vai với ngành y tế, nhiều BV lớn trong cả nước đã tổ chức các đợt khám bệnh cho người dân nông thôn. Tại các buổi khám bệnh, các bác sĩ thường tư vấn cách chăm sóc sức khỏe, nhất là trong chuyện ăn uống tránh bệnh cao huyết áp, tiểu đường...
 
Được biết từ năm 2000 đến nay, Bộ Y tế đã triển khai Dự án Bảo vệ sức khoẻ lao động nữ ngành nông nghiệp với các hoạt động can thiệp, hướng dẫn chị em cải thiện điều kiện lao động và môi trường sống. Nhiều lớp tập huấn đã được mở ở hầu khắp các tỉnh, hướng dẫn phụ nữ nông thôn giữ vệ sinh hố xí, ao chuồng, bếp núc, nhà cửa, xử lý rác và ủ phân đúng cách; đặc biệt, cất giữ hoá chất BVTV an toàn. Và mới đây, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình Phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người  lao  động nông nghiệp. Từng bước xây dựng và phát triển mô hình xã - làng nâng  sức khỏe cộng đồng an toàn vùng nông thôn...
Thanh Loan
Theo daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm329
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại862,854
  • Tổng lượt truy cập93,240,518
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây