Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng máy cấy AP4 trên vùng sản xuất lúa-tôm

Chủ nhật - 22/09/2013 21:13
Ngày 20/9, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Đại học Cần thơ và Viện Yanmar Agricultural Research (YARI) tổ chức Hội thảo trình diễn máy cấy trên vùng sản xuất lúa-tôm

Hơn 100 nông dân ở vùng chuyên canh sản xuất lúa-tôm ở các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước thuộc tỉnh Cà Mau đã chứng kiến thực tế buổi trình diễn máy cấy lúa AP4-Yanmar (công nghệ Nhật Bản) trên diện tích sản xuất lúa-tôm 2.500m2 của hộ ông Nguyễn Văn Hùng (ấp kinh 5, xã Tân Phú, huyện Thới Bình).
Ông Nguyễn Văn Hùng phấn khởi cho biết, sử dụng máy cấy AP4 sẽ rút ngắn được thời gian sản xuất và giảm được chi phí thuê mướn nhân công từ 50-60%. Trong khi đó, theo lối cấy truyền thống, nếu cấy 1ha lúa/ngày thì phải cần số lượng 10-14 nhân công, với chi phí chi trả cho công cấy là 2,5 triệu đồng/ha.
Ông Phạm Tấn Hải, đại diện Công ty Bayer CropScience tại Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, Công ty sẽ cung cấp giống lúa lai ARIZE B-TE1 để thay thế giống lúa một bụi đỏ cho năng suất thấp ở vùng sản xuất lúa-tôm tại tỉnh Cà Mau.
Đây là giải pháp giúp nông dân tăng năng suất và giảm thất thoát khi thu hoạch. Thực tế minh chứng, vụ sản xuất lúa-tôm năm 2012, nông dân tỉnh Kiên Giang xuống giống lúa lai, sau 105 ngày thu hoạch cho năng suất 8,3 tấn/ha và thu được lợi nhuận chênh lệch trên 16 triệu đồng/ha.
Máy cấy lúa AP4 được thiết kế công suất cấy đạt diện tích từ 1-1,2ha/ngày, mật độ cấy dày gấp 2-3 lần so với cách cấy truyền thống.
Với tính năng tiện ích của máy cấy AP4, giúp nông dân tiết kiệm được khá lớn chi phí đầu tư vào sản xuất, chưa kể nông dân còn được nhiều cái lợi khác như chủ động được thời vụ sản xuất, rút ngắn thời vụ canh tác lúa-tôm, tăng năng suất và chất lượng lúa, tăng lợi nhuận cho người nông dân./.

Theo TTXVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập528
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại839,947
  • Tổng lượt truy cập92,013,676
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây