Học tập đạo đức HCM

Vẫn chưa có rau an toàn thực sự

Thứ hai - 25/06/2012 20:21
Rau an toàn (RAT) là khái niệm không mới, nhưng trên thực tế, người tiêu dùng có tiếp cận được với RAT hay không lại là vấn đề luôn gây ra nhiều tranh cãi.

Người tiêu dùng không hiểu RAT

Nhu cầu về thực phẩm an toàn nói chung và RAT nói riêng ngày càng trở nên bức thiết, thế nhưng đến nay, diện tích RAT vẫn rất khiêm tốn, không đủ đáp ứng nhu cầu. Theo thống kê, đến cuối năm 2010, diện tích rau có kiểm soát chất lượng trên toàn quốc chỉ xấp xỉ 0,1%, còn diện tích RAT trồng theo quy trình VietGAP mới đạt 820ha.

Theo một điều tra về nhận thức của người tiêu dùng đối với RAT tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thấy, gần 90% người tiêu dùng Hà Nội được hỏi cho rằng rau là thực phẩm quan trọng nhất. Thế nhưng cũng tại đây, có tới hơn 90% người tiêu dùng được hỏi không thể phân biệt được RAT và rau không an toàn. Thậm chí, nhiều người còn dựa vào cảm quan khi cho rằng rau tươi, xanh không có sâu là an toàn. Trong khi thực tế cho thấy, có không ít trường hợp người sản xuất vì hám lợi đã sử dụng chất kích thích nảy mầm, dùng chất bảo quản để hoa quả tươi lâu hơn.

Theo một nghiên cứu khác của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, có tới trên 50% người sản xuất RAT xung quanh Hà Nội và 90% người tiêu dùng không hiểu đầy đủ về khái niệm RAT; 80% cơ sở sơ chế và bao gói rau, quả tươi không đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm. "Vậy ở đâu có sản phẩm RAT và đâu là sản phẩm RAT?", TS.Đào Thế Anh, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp băn khoăn.

Ông Anh cho rằng, Hà Nội là nơi đi đầu cả nước về phong trào sản xuất RAT từ năm 2000, nhưng đến nay vẫn chưa có RAT thực sự. Theo thống kê, thành phố hiện có 68,3ha RAT trồng theo quy trình VietGAP và 312ha có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT. "Nếu chúng ta chỉ trông vào Nhà nước thì không có RAT, trong khi các văn bản quy phạm pháp luật phải mất 10-20 năm mới hoàn thành, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại rau. Do vậy, tôi cho rằng người tiêu dùng và doanh nghiệp cần tham gia tích cực hơn cùng người sản xuất mới ra được sản phẩm an toàn", ông Anh nói.

Khó sản xuất?

Theo ông Dương Ngọc Thí, Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, công tác quản lý RAT hiện nay còn nhiều khoảng trống, do đó chúng ta cần phải tìm giải pháp lấp đầy khoảng trống này.

Khảo sát cho thấy, diện tích sản xuất RAT hiện khá manh mún, nhỏ lẻ, trung bình chưa đến 1.000m2/hộ, dẫn đến chi phí chứng nhận lớn. Hầu hết lao động sản xuất rau là người có trình độ thấp hoặc độ tuổi cao nên khó nắm bắt và tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật sản xuất hiện đại. Sản phẩm rau lại có thời gian bảo quản ngắn và đa dạng về chủng loại, gây khó khăn cho hoạt động quản lý, kiểm tra đánh giá và chứng nhận.

Ngoài ra, trong ngành hàng rau hiện nay còn thiếu công cụ, kỹ năng để quản lý chất lượng đáp ứng quy định của Nhà nước theo chuỗi cung ứng; thiếu chi phí đầu tư cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói, phương tiện vận chuyển và địa điểm bán hàng cố định đạt tiêu chuẩn; thiếu nguồn cung cấp RAT có khối lượng ổn định và chủng loại đa dạng. Vì thế, hiện tượng trà trộn các loại rau diễn ra khá phổ biến.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để có sản phẩm RAT, cần phải có Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS), tức là hệ thống đảm bảo chất lượng tập trung theo khu vực, chứng nhận cho người sản xuất dựa trên sự tham gia chủ động của các tác nhân và được dựa vào việc thiết lập lòng tin, hệ thống xã hội và trao đổi kinh nghiệm. PGS đang được coi là hệ thống chứng nhận cho sản phẩm hữu cơ, sẽ góp phần giảm bớt giấy tờ, công việc ghi chép hồ sơ và phân tích mẫu điển hình, nhờ đó chi phí quản lý chất lượng sẽ giảm.

"PGS sẽ giải quyết được các nhược điểm hiện nay của VietGAP, phù hợp với điều kiện sản xuất quy mô nhỏ, manh mún và đặt nền móngcho các tiêu chuẩn GAP cao hơn", ông Anh nói.


Theo Kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập468
  • Hôm nay71,448
  • Tháng hiện tại807,558
  • Tổng lượt truy cập93,185,222
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây