Học tập đạo đức HCM

Tạo bước phát triển mới cho những “ngân hàng” của nhân dân

Thứ hai - 25/06/2012 20:18
Kết thúc giai đoạn thí điểm (1993 về trước), năm 2000, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 57- CT/TƯ về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ TDND. Việc thực hiện Chỉ thị 57 được tỉnh coi là nhiệm vụ quan trọng nhằm củng cố, phát triển hệ thống QTDND trên địa bàn theo hướng an toàn, hiệu quả, tạo nguồn lực tín dụng hữu hiệu tiếp sức cho nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển cả về chất và lượng

Tháng 7-2000, thực hiện Chỉ thị 57, Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành lập Ban chỉ đạo củng cố, chấn chỉnh quỹ TDND, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chỉ đạo và thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các quỹ.

Bám sát vào phương án đã được phê duyệt để chỉ đạo, hỗ trợ các đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, tập trung cao cho việc chẩn chỉnh, nâng cao chất lượng của 2 đơn vị yếu kém trong tổng số 7 quỹ TDND ở thời điểm đó.

Chỉ 2 năm sau khi Chỉ thị 57 ra đời, các quỹ TDND trên địa bàn đã cơ bản hoàn thành việc củng cố, chấn chỉnh bộ máy và đội ngũ; toàn tỉnh không còn đơn vị hoạt động yếu kém. UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1534 CV/UB-TM ngày 3-10-2002 chỉ đạo tiếp tục đổi mới và phát triển các quỹ TDND.

Tạo bước phát triển mới cho những “ngân hàng” của nhân dân

Từ lâu, Quỹ TDND xã Thạch Kim (Lộc Hà) là chỗ dựa quan trọng cho nhân dân địa phương

yên tâm đầu tư SXKD

Nhận thức rõ vai trò của quỹ TDND trong quá trình XĐGN, phát triển nông nghiệp, nông thôn, tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ phát triển mới các quỹ TDND đồng thời chỉ đạo quyết liệt các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tiễn, xúc tiến, hỗ trợ việc phát triển các đơn vị mới ở những địa bàn có tiềm năng.

Nhiều địa phương đã chủ động ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các ngành, đơn vị liên quan hỗ trợ sát sao việc thành lập các quỹ TDND.

Ông Phạm Khắc Dạ - Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho biết, năm 2005, huyện ban hành nghị quyết và xây dựng đề án phát triển DN, HTX, trong đó có quỹ TDND. Mặc dù các bước đi theo đúng yêu cầu để thành lập quỹ TDND rất khó nhưng với chính sách hỗ trợ sát và sự tập trung của cấp ủy, chính quyền cùng ngành chuyên môn, Kỳ Anh đã phát triển mới 3 đơn vị, đưa tổng số quỹ trên địa bàn lên 6 quỹ; tổng số vốn huy động từ các quỹ TDND đạt 65 tỷ, cho vay đạt 61 tỷ, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp- 0,1%.

Từ 9 quỹ TDND ở thời điểm trước khi Chỉ thị 57 được triển khai, đến nay, con số đó đã tăng lên 17 đơn vị; tất cả đều là thành viên của Quỹ TDND TƯ và chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo hiểm tiền gửi. Những sai sót nghiệp vụ và yếu kém trong hoạt động thời kỳ đầu dần được khắc phục, chất lượng, hiệu quả thực tiễn ngày càng nâng cao; các đơn vị không chỉ có lợi nhuận để bù đắp chi phí mà còn có phần tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao vị thế của mình.

So với năm 2000 (Chị thị 57 mới được ban hành), tổng số thành viên tham gia các quỹ TDND cơ sở bằng 3,6 lần (18.600 thành viên); tổng nguồn vốn hoạt động bằng 35,7 lần (trên 341.012 triệu); tổng dư nợ cho vay bằng 31 lần (268.498 triệu); tỷ lệ nợ xấu từ 0,65% (năm 2000) giảm còn 0,26% (năm 2011). Số vốn điều lệ bình quân của 1 quỹ tăng gấp 8 lần; vốn huy động tại chỗ tăng gấp 18,7 lần; lợi nhuận/1 quỹ tăng gấp 7,2 lần.

Tiếp sức cho nông nghiệp, nông thôn

Mặc dù số lượng Quỹ TDND còn ít, quy mô hoạt động nhỏ nhưng hoạt động của các quỹ đã góp phần tích cực huy động vốn nhàn rỗi và cho vay phục vụ phát triển sản xuất, hạn chế nạn cho vay nặng lãi tại các địa phương. Với lợi thế gần dân, thủ tục và cơ chế hoạt động phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tại khu vực nông thôn nên tính an toàn của các món vay khá cao. Quỹ TDND đã góp phần phủ kín mạng lưới tín dụng đến những địa bàn mà nhỏ mà các NHTM không bao quát hết, thực sự là “bà đỡ” tin cậy của bà con nông dân trong mọi nhu cầu tín dụng.

Dẫn đầu về thâm niên hoạt động cũng như sự lớn mạnh và hiệu quả thiết thực của hệ thống quỹ TDNND tỉnh, phải kể đến Quỹ TDND Cương Gián. Sự ra đời và hoạt động năng nổ của quỹ đã góp phần hết sức quan trọng để Cương Gián mở hướng xuất khẩu lao động, giúp người dân sớm thoát khỏi đói nghèo.

Từ sự mạnh dạn trong đầu tư tín dụng, đơn giản, linh hoạt trong thủ tục cho vay, Quỹ TDND Cương Gián đã cho hàng ngàn lượt thành viên vay vốn đi XKLĐ.

Hàng trăm tỷ đồng nguồn thu từ XKLĐ đã giúp Cương Gián đầu tư phát triển sản xuất- kinh doanh, làm thay đổi diện mạo của địa phương, đưa Cương Gián trở thành xã anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Từ đó đến nay, nguồn vốn của Quỹ tín dụng tiếp tục tăng trưởng, số thành viên tham gia ngày càng tăng. Nếu như năm 1996, Quỹ TNDN Cương Gián có 627 thành viên với tổng nguồn vốn hoạt động 1 tỷ đồng thì đến nay đã có gần 3.000 thành viên và trên 102 tỷ đồng nguồn vốn; doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng.

Tạo bước phát triển mới cho những “ngân hàng” của nhân dân

Quỹ TDND xã Cẩm Thành cho vay phát triển các mô hình cá-lúa-vịt, đem lại hiệu quả cao

Mục tiêu xuyên suốt là huy động vốn nhàn rỗi trên địa bàn để cho vay, hỗ trợ các thành viên, không đặt lợi nhuận lên hàng đầu đã khiến các quỹ TDND cơ sở thực sự trở thành điểm tựa vững chắc của người dân. Chỉ tính 11 năm (2000- 2011) đã có 97.545 lượt thành viên được vay vốn; tổng doanh số cho vay đạt 1.439 tỷ đồng. Trong đó có hàng ngàn lượt hộ nghèo là thành viên của các quỹ đã được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn, từng bước vươn lên xây dựng cuộc sống mới.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Nhìn lại quá trình thực hiện Chỉ thị 57, tỉnh ta đã đạt mục tiêu củng cố, chấn chính hoạt động của các quỹ TNDN, nhưng việc phát triển thêm các quỹ tiến hành chậm, kết quả hạn chế. Năm 2006,UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 24/2006/CT-UBND đề ra chỉ tiêu mỗi huyện 1 năm phát triển thêm 2 quỹ, nhưng từ đó đến nay toàn tỉnh chỉ phát triển thêm được 6 quỹ. Mặc khác, hoạt động của các quỹ TDND nhìn chung quy mô nhỏ, lợi nhuận còn thấp, đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

Mục tiêu tiếp tục củng cố hoạt động của các quỹ hiện có và phát triển các đơn vị mới ở những nơi có điều kiện, góp phần mở rộng hơn dòng vốn cho phát triển nông thôn đã được tỉnh khẳng định và đưa ra những chỉ tiêu cụ thể. Theo đó, đến năm 2015, phấn đấu có khoảng 35 quỹ TDND và năm 2012 có 55 quỹ (bằng 20% số xã, phường); tổng nguồn vốn hoạt động tăng bình quân 35%/năm; tổng dư nợ tăng 40%/năm; nợ xấu dưới 1%.

Để thực hiện mục tiêu này, giải pháp tập trung sự chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành được coi là hàng đầu với yêu cầu trọng tâm là tăng cường hỗ trợ về chính sách hỗ trợ, nghiệp vụ cán bộ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi thủ tục hành chính.

Tiếp đó là các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các quỹ và tăng cường liên kết hệ thống để tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ trong điều hòa vốn, hỗ trợ chăm sóc thành viên và thực hiện việc huy động, cho vay trên địa bàn.

Theo đó, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục, đất đai đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Quỹ TDND TƯ xúc tiến việc thành lập Chi nhánh Hà Tĩnh, tạo điểm tựa, nguồn lực để thúc đẩy hệ thống quỹ TDND tỉnh nhà phát triển cả về số lượng và chất lượng, giúp các địa phương có thêm kênh vốn hữu hiệu để phát triển sản xuất, xây dựng NTM.

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập520
  • Hôm nay70,396
  • Tháng hiện tại806,506
  • Tổng lượt truy cập93,184,170
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây