Học tập đạo đức HCM

Xóa bỏ giống lúa IR 1820: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Thứ năm - 10/12/2015 19:14
Đã 3 năm nay, Đề án sản xuất vụ xuân của ngành nông nghiệp không còn bố trí khung lịch cho giống lúa IR 1820. Thế nhưng, vụ xuân 2016, người dân một số địa phương vẫn tiếp tục sản xuất giống lúa đã bị loại khỏi cơ cấu này.

Theo thống kê của ngành chuyên môn, đến thời điểm này, có ít nhất 11 xã của 3 huyện đã “xé rào” cơ cấu xuống giống IR 1820, gồm: Quang Lộc, Xuân Lộc, thị trấn Can Lộc (Can Lộc); Xuân Trường, Xuân Hội, thị trấn Xuân An, Xuân Giang (Nghi Xuân); Phù Lưu, Mai Phụ, Thịnh Lộc và Tân Lộc (Lộc Hà). Diện tích thống kê là 2,2 ha mạ (quy đổi 22 ha lúa cấy), nhưng theo quan sát của chúng tôi, diện tích này không chỉ nằm ở con số đó.

Có mặt tại huyện Nghi Xuân, những trà mạ IR 1820 của các xã kéo dài từ Xuân Lĩnh, Xuân Trường, thị trấn Xuân An đã lên xanh tốt. Phần lớn diện tích này đã được xuống giống cách đây gần cả tháng. Đây được xem là “thủ phủ” cố hữu với giống lúa IR 1820 ở thời điểm này với diện tích đã bắc mạ là 1,2 ha. Nhiều nhất là ở Xuân Hội, mạ trà xuân sớm đã xuống kín đồng.

Xóa bỏ giống lúa IR 1820: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Dù thời vụ của tỉnh chưa bắt đầu, nhiều diện tích mạ sử dụng giống lúa ngoài cơ cấu ở Xuân Trường đã xuống giống cách đây gần 1 tháng.

Ông Trần Văn Trình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Diện tích IR 1820 năm nay đã giảm hơn năm ngoái. Chúng tôi cũng đã khuyến cáo, tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác trước mỗi thời vụ nhưng vì tập quán cộng với điều kiện sản xuất khó khăn nên bà con chưa bỏ được IR 1820”. Trên thực tế, lớp tập huấn ấy chỉ mới diễn ra cách đây vài ngày, trong khi đó, giống IR 1820 ngoài cơ cấu đã được bà con xuống mạ cách đây gần cả tháng. Chưa nói đến, năm nay không phải là năm đầu tiên tỉnh ta chủ trương xóa bỏ trà lúa thoái hóa này, nếu chỉ dừng lại ở khuyến cáo thì chắc gì chủ trương ấy đã đến tận được người nông dân?! Cũng dễ hiểu vì sao năng suất lúa ở đây luôn nằm trong tình trạng “đội sổ” của tỉnh.

Hiện, người dân ở các địa phương khác ở Can Lộc, Lộc Hà cũng đang rậm rịch xuống đồng chăm sóc mạ như chưa hề biết đến chủ trương của tỉnh. Thậm chí, ở Tân Lộc, khoảnh mạ của gia đình ông Phan Trọng Tuệ (thôn Tân Thượng) còn nằm ngay trước cửa ra vào của UBND xã. Ông Tuệ cho hay: “Tôi làm 1 mẫu thì 3 sào là IR 1820, còn lại là VTNA 2, Thiên ưu 8, nếp các loại”. Nghe ông kể thì có vẻ bà con ở đây tự tin với giống IR 1820; bà con thôn Tân Trung còn làm 100% xuân sớm.

Xóa bỏ giống lúa IR 1820: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Không muốn thay đổi tập quán, gia đình ông Phan Trọng Tuệ ở Tân Lộc (Lộc Hà) vẫn trung thành với giống lúa IR 1820 nhiều năm nay

Không đến nỗi bỏ bê như ở Nghi Xuân, các địa phương này đã có động thái đồng hành cùng bà con trong việc thay đổi tư duy, tập quán cũ bằng việc hỗ trợ giá giống ngắn ngày lên đến 50-70%. Vấn đề là phải quyết liệt kết hợp công tác vận động, tuyên truyền để bà con hiểu và tự thay đổi tư duy canh tác.

Tuy xảy ra cục bộ nhưng thực trạng trên cho thấy có dấu hiệu buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, gây nguy cơ phá vỡ cơ cấu và lịch thời vụ của tỉnh.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Thực trạng đang diễn ra ở một số địa phương là sử dụng giống lúa ngoài cơ cấu (đặc biệt là IR 1820) và làm trước lịch thời vụ của tỉnh. Vấn đề này một phần là yếu tố khó khăn về điều kiện sản xuất nhưng rõ nhất là sự tùy tiện của người dân và sự buông lỏng kéo dài về chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở một số nơi. Riêng vụ xuân năm nay, hiện tượng El Nino được dự báo là mạnh nhất trong lịch sử 60 năm, nền nhiệt vụ xuân đạt ngưỡng ấm. Vậy nên, nếu sử dụng giống dài ngày thì chỉ có thất bại. Cây lúa bị phá vỡ quy luật “3 giá”, sinh trưởng nhanh thì nguy cơ trổ không đúng thời vụ rất cao. Đó là chưa kể sâu bệnh hoành hành, thậm chí, giống IR 1820 trở thành “mồi nhử” các đối tượng dịch hại”.

Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập646
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại793,866
  • Tổng lượt truy cập93,171,530
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây