Học tập đạo đức HCM

Lạm dụng kháng sinh và hậu quả nhãn tiền

Thứ ba - 01/12/2015 20:03
Vấn đề lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã được cảnh báo từ lâu, tuy nhiên, hào quang thành tích đã phần nào che lấp mặt trái của nó. “Ao làng” có thể qua mặt được, nhưng khi càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới thì rất dễ bị loại khỏi “cuộc chơi”.

Quá nhiều điều tiếng

Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, trên thị trường thủy sản thế giới, nhưng sự phát triển quá nóng cùng với tư duy “ăn xổi ở thì” cũng khiến ngành thủy sản chịu nhiều điều tiếng. Theo báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) ở 4 thị trường lớn EU, Mỹ, Nhật Bản, Australia thì Việt Nam là một trong 3 nước đứng đầu số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản giai đoạn 2006 - 2010.

Điều lạ là không ít những sự phê phán, không ít bài học đắt giá được rút ra từ những vụ hàng bị từ chối nhập khẩu nhưng ngành thủy sản vẫn còn những công ty “chứng nào tật nấy”. Không những thế, ngày càng nhiều công ty “dính chàm”. Chỉ tính từ đầu năm 2014 đến tháng 9/2015, cả nước đã có gần 32.000 tấn hàng thủy sản bị trả về do nhiễm kháng sinh cấm, vi sinh và các loại tạp chất khác, cũng như vi phạm một số quy định nhập khẩu. 9 tháng đầu năm 2015, 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về.

Tôm chứa kháng sinh

 

Do dịch bệnh?

Nhiễm kháng sinh cấm diễn ra ở cả khâu nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Nhiều chuyên gia cho rằng khâu nuôi trồng là chủ yếu nhưng cũng có cả khâu bảo quản.

Thống kê cho thấy tỷ lệ nuôi tôm thành công ở Việt Nam chỉ 30 - 35%, trong khi Ấn Độ, Thái Lan trên 70%. Một số nhà khoa học thừa nhận dịch bệnh trên tôm khá phổ biến, vì tôm là loài khó nuôi, dễ bị bệnh. Năm 2014 và đặc biệt đầu năm 2015 dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, nhiều loại bệnh khác nhau, tôm chết khá nhiều. Các loại dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… gây chết tôm nuôi ở nhiều tỉnh, thành phố. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng kháng sinh có thể nói là đã hạn chế được một phần thiệt hại do dịch bệnh gây ra, không để tình trạng tôm chết hàng loạt như những năm trước, giữ được yếu tố sản lượng. Song, có lẽ việc phải sử dụng kháng sinh phòng chống bệnh cho tôm thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân khiến các lô hàng tôm xuất khẩu có dấu hiệu tồn dư kháng sinh quá mức cho phép và bị trả lại.

Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) cho rằng, cơ sở nuôi chưa tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch đối với một số hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng, dẫn đến tồn dư kháng sinh trên tôm.

 

Quản lý lỏng lẻo

Hơn ai hết, các doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận; họ sẵn sàng đầu tư hàng chục tỷ đồng mỗi năm để kiểm soát chất cấm, giảm dư lượng kháng sinh trong tôm, nhưng lực bất tòng tâm. Khác với xuất khẩu cá tra, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm không chủ động được vùng nguyên liệu, do đó việc thu mua tôm từ nhiều nguồn, thông qua đầu nậu khiến đầu vào rất khó kiểm soát. Song, hiện tượng năm nay có doanh nghiệp bị trả lại 54 lô hàng, một công ty khác bị trả 70 lô hàng phản ánh thực trạng các vùng nuôi đang rất đáng báo động.

Thông tin cho biết năng lực kiểm nghiệm của Việt Nam hiện nay chỉ mới đạt ở mức 600 hoạt chất trong tổng số 3.000 hoạt chất đang lưu hành. Việc thị trường buôn bán hóa chất, buôn bán kháng sinh bị thả nổi, nhiều vi phạm đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng tôm nuôi. Một số hộ nuôi tôm cho biết “thức ăn giả còn dễ phát hiện hơn thuốc giả”. “Mua thuốc về thả nhưng tôm vẫn chết mà không biết kêu ai”. Do thuốc không đảm bảo chất lượng, người dân phải dùng nhiều thuốc và nhiều chủng loại khác nhau, dẫn đến thuốc không còn phát huy hiệu quả và tồn dư kháng sinh cao.

Cùng đó, khi chưa xử lý được dịch bệnh hiệu quả thì việc người dân không tiếp tay mua kháng sinh đổ vào ao tôm để cứu tôm vẫn còn diễn ra và việc tồn dư vượt ngưỡng vẫn đe dọa thương hiệu tôm Việt Nam.

 

Nguy cơ mất thương hiệu

Nếu như trước kia, trong nền kinh tế bao cấp, việc quy hoạch sản xuất diễn ra cứng nhắc, máy móc bao nhiêu, thì ngày nay trong nền kinh tế thị trường, việc nuôi trồng chế biến thiếu quy hoạch lại diễn ra phổ biến bấy nhiêu. Nhiều người cho rằng kinh tế thị trường không cần quy hoạch nhưng điều đó không hẳn đúng. Nếu không có quy hoạch thì thị trường sẽ rơi vào tình trạng cung cầu không cân xứng và quyền lợi người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng.

Một số doanh nghiệp cho rằng thị trường tôm thế giới có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, do vậy có thể không đạt tiêu chuẩn ở nước này nhưng vẫn đạt ở nước khác. Chẳng qua tôm Việt Nam chỉ “xuất khẩu sai địa chỉ”. Vậy vấn đề đặt ra là tại sao không có những quy hoạch nuôi tôm cho từng thị trường để việc nuôi trồng đạt hiệu quả hơn? Hay việc yêu cầu nuôi trồng và chế biến phải đảm bảo quy chuẩn bắt buộc, vì  hiện nay chưa có quy trình chuẩn nào cho nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm. Việc rà soát, thậm chí cấp chứng nhận cho sản phẩm thuốc kháng sinh được lưu hành và nghiêm cấm nạn làm thuốc giả, thuốc nhái, thuốc kém chất lượng hoàn toàn phụ thuộc vai trò nhà nước. Những người quản lý thú y đều biết việc làm thuốc giả, thuốc nhái, kém chất lượng đem tới siêu lợi nhuận cho kẻ làm giả nhưng lại tác hại lớn đến người nuôi trồng. Song lớn hơn cả là uy tín thương hiệu tôm Việt Nam đang bị đe dọa bởi những sản phẩm kém chất lượng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. 

 

Theo đại diện Cục Thú y, Cục đã đề nghị Bộ NN&PTNT, đối với tôm nguyên liệu và sản phẩm thủy sản khác nhập khẩu để gia công bị nhiễm bệnh, chất tồn dư thì cần tăng tần suất lấy mẫu từ các nhà máy chế biến để kiểm tra các chỉ tiêu mầm bệnh, chất tồn dư… Nếu tiếp tục vi phạm sẽ thông báo tạm ngừng nhập khẩu.

Nguyễn Anh

Nguồn: thuỷ sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,716
  • Tổng lượt truy cập92,578,380
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây