Học tập đạo đức HCM

Bản tin cảnh báo thời tiết nắng nóng và các biện pháp bảo vệ các đối tượng thủy sản nuôi, hạn chế các tác động bất lợi của thời tiết nắng nóng.

Thứ ba - 14/07/2020 03:46
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao phổ biến 35 - 380C; riêng các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến 37 - 390C C, có nơi trên 400C. Thời gian có nhiệt độ trên 350C từ 10 - 18 giờ và hiện tượng nắng nống gay gắt có khả năng kéo dài đến hết tháng 7. Cũng theo dự báo trong tháng 7, có từ 3 - 4 đợt nắng nóng và nắng gay gắt kéo dài trong nhiều ngày xuất hiện ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

  Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi và cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật và thủy sản. Các loài động vật thủy sản đều là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể chịu ảnh hưởng của biến động nhiệt độ môi trường nước. Nhiệt độ tăng, giảm đột ngột sẽ gây sốc cho động vật thủy sản, làm giảm tỷ lệ sống và khả năng đề kháng bệnh động vật thủy sản. Nhiệt độ nước cao làm tăng khả năng trao đổi chất, do đó tăng tiêu hao oxy, tăng mẫn cảm với vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Nhiệt độ nước cao còn là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại kí sinh trùng, nấm bệnh, vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển. Ngoài ra, nhiệt độ nước cao còn ảnh hưởng đến sự chuyển tải oxy trong nước. Khi nắng nóng trong thời gian dài làm các loại tảo trong ao phát triển mạnh làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước vào ban đêm.

Nắng nóng kéo dài cũng làm cho nhiệt độ môi trường nước tăng lên, các chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao sẽ phân hủy mạnh, quá trình phân hủy chất hữu cơ không chỉ tiêu hao nhiều oxy trong nước mà còn thải ra các khí độc ở đáy ao như: H2S, N- NH3, N-N02 khuyếch tán vào nước gây ngộ độc cho động vật thủy sản, làm suy giảm sức đề kháng dẫn đến dễ bị nhiễm bệnh.

Để bảo vệ các đối tượng thủy sản nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế thấp nhất các tác động bất lợi của thời tiết nắng nóng; xin lưu ý đến các hộ/cơ sở nuôi trồng thủy sản trong tỉnh áp dụng các biện pháp theo khuyến cáo của Trung tâm Quan trắc môi trường và dịch bênh thủy sản Miền Bắc thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (Bản tin số 80/TTQT ngày 07/7/2020) để ổn định môi trường ao nuôi và nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nuôi, cụ thể như sau:

  1. Đối với tôm nuôi

Kiểm tra bờ ao, cống ao để trành hiện tượng rò rỉ mất nước. Duy trì mức nước trong ao thấp nhất từ 1,2 - 1,5m để ổn định nhiệt độ nước trong ao nuôi. Chuẩn bị nước sạch trong ao lắng để cung cấp hoặc thay thế một phần ao nuôi khi mức nước trong ao giảm thấp so với mực nước theo quy định 1,2 - 1,5m hoặc khi các thông số môi trường nằm ngoài giới hạn thích hợp. Thực hiện nguyên tắc thay nước vào buổi chiều, cấp nước vào buổi tối.

- Hiện tượng nắng nóng và nắng nóng kéo dài sẽ làm nước trong ao nuôi bị phân tầng nhiệt và tảo phát triển mạnh. Do đó cần tăng cường quạt nước vào thời điểm nắng nóng trong ngày (từ 10 - 18 giờ) để tránh sự phân tầng nhiệt, tăng cường oxy hòa tan ở tầng đáy. Quan sát vào ban đêm để tránh thiều oxy hòa tan trong nước do hiện tượng tảo nở hoa. Ngoài ra, che lưới đen phủ 2/3 diện tích mặt ao và cao hơn mặt nước trên 2m để hạn chế tác động trực tiếp của nắng đến nước ao nuôi từ đó giảm sự biến động nhiệt độ và sự phát triển của tảo.

- Nuôi với mật độ vừa phải, phù hợp với điều kiện chăm sóc, không quá dày để bảo đảm môi trường nước đủ oxy (40 - 80con/m2). Cho tôm ăn vào sáng sớm và chiều mát. Giảm 30 - 40% lượng thức ăn cho tôm vào những ngày nằng nóng trên 350C. Ngừng cho tôm ăn ở những thời điểm nắng nóng môi trường nước trên 39 - 400C. Kiểm tra lượng thức ăn dư thừa và xi phon đáy để loại bỏ nguồn chất hữu cơ cho quá trình phân hủy do nhiệt độ cao diễn ra từ đó hạn chế khả năng hình thành các khí độc N-NH3, H2S, N-NO2.

- Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao sẽ làm tôm yếu, giảm sức đề kháng do đó định kỳ 10 - 15 ngày/lần bổ sung Vitamin C, khoáng vi lượng, men tiêu hóa vào thức ăn, mỗi đợt cho ăn từ 5 - 7 ngày để tăng cường sức đề kháng, giúp tôm lột xác đồng loạt, nhanh cứng vỏ.

- Hạn chế đánh bắt bắt và vận chuyển tôm khi thời tiết nắng nóng, nên tiến hành vào lúc sáng sớm, mát trời.

- Thường xuyên quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm hàng ngày hoặc khi màu nước ao nuôi thay đổi bất thường để kiểm tra sức khỏe tôm nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Đối với vùng nuôi ngao tập trung

Hàng ngày theo dõi hoạt động của ngao nuôi, khai thông các vùng nước đọng trên mặt bãi, tránh hiện tượng nhiệt độ cao cục bộ làm chết ngao nuôi. Khi có hiện tượng bất tượng bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp ứng phó kịp thời.

- Định kỳ vệ sinh mặt bãi, cọc vây, tu sữa chắn vây lưới; tạo sự thông thoáng cho nước thủy triều lên xuống làm phong phú nguồn thức ăn cho ngao.

- Đối với bãi nuôi có thời gian phơi bãi quá 4h/ngày cần san thưa mật độ để ngao có thể vùi mình xuống sâu, nều mật độ quá dày ngao bị chồng lên nhau những con ở trên sẽ bị chết do sốc nhiệt độ.

- Thu tỉa ngao đã đạt kích cở thu hoạch tránh rủi ro do nắng nòng kéo dài gây ra; đối với ngao nuôi chưa đạt kích cỡ thu hoạch tiến hành kiểm tra mật độ để có kế hoạch chủ động san thưa, đảm bảo mật độ nuôi từ 180 - 200 con/m2 đối với cỡ ngao từ 400 - 600con/kg, dưới 250 con/m2 đối với cỡ ngao từ 500 - 800 con/kg, 250 - 350 con/m2 đối với cỡ ngao từ 800 - 2000 con/kg.

- Không nên thả giống ở thời điểm nhiệt độ cao và nắng nóng kéo dài.

- Tuân thủ quy định của cơ quan chuyên môn về mùa vụ thả nuôi, chất lượng con giống.

3. Đối với vùng nuôi cá rô phi

Duy trì mực nước trong ao thấp nhất trên 1,5 m để hạn chế sự biến động nhiệt độ, pH trong nước ao nuôi.

- Hạn chế đánh bắt, san thừa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày. Khi đánh bắt và vận chuyển cá phải tiến hành vào lúc sáng sớm, mát trời.

- Nắng nóng kéo dài sẽ tạo điều kiện tảo phát triển mạnh. Trong ao sẽ có hiện tượng cá nổi đầu do thiếu oxy vào ban đêm và sáng sớm. Do đó, cần sử dụng máy bơm nước, máy quạt nước vào ban đêm, đặc biệt từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao. - Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm lớn có thể gây ra stress cho cá, làm cá yếu và sức đề kháng giảm. Do đó nên bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá với liều lượng 3g/kg thức ăn. Cho  cá ăn vào sáng sớm và chiều mát.

- Hàng tuần nên dùng vôi bột hòa tan đều khắp ao vào buổi chiều mát để khử trùng nguồn nước và ổn đinh pH trong ao với hàm lượng 2 - 4 kg vôi bột/100 m3 nước.

4. Đối với cá nuôi lồng trên sông/hồ

Tiến hành thu tỉa khi cá nuôi đạt kích cỡ thu hoạch để giảm mật độ nuôi trong lồng. Lưu ý: Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày.

- Quá trình phân hủy chất hữu cơ tăng khi nhiệt độ nước tăng cao đồng thời làm tăng tiêu hao oxy hòa tan trong nước. Do đó, cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ vào thông thoáng để lưu thông nước trong và ngoài lồng, nhằm tăng cường oxy hòa tan trong nước, giảm vật bám, chất bẩn ở trong lồng.

- Khi mực nước trên sông/hồ giảm. cần hạ thấp lồng nuôi hoặc di chuyển lồng nuôi đến nơi có mực nước sâu để bảo đảm độ sâu luôn ở mức 2,5 - 3m nhằm giảm sự tắc động của nhiệt độ cao, đồng thời dụng vôi bột cho vào túi vải treo ở các góc lồng nuôi hoặc viên sủi (TCCA) với liều lượng 50g/10m3 lồng theo định kỳ 15 ngày/lần để phòng bệnh cho cá. Độ sâu treo túi vôi, viên sủi TCCA bằng 1/3 - 1/2 độ sâu mực nước trong lồng nuôi.

- Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lớn có thể gây stress cho cá, làm cá yếu và sức đề kháng giảm. Do đó, cần tăng sức đề kháng cho cá, nuôi bằng cách bổ sung Vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa, tinh dầu tỏi vào thức ăn cho cá với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Cho cá ăn vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát (buổi sáng cho ăn nhiều hơn buổi chiều) để cá nuôi có thể sử dụng thức ăn hiệu quả nhất. Khi nhiệt độ nước trên 350C thì giảm lượng thức ăn xuống còn 1/3 so với bình thường.

- Thường xuyên quan sát nước vùng nuôi và cá nuôi, khi thấy nước đục, cá kém ăn và bơi lội chậm cần cung cấp oxy bằng máy sục khí./.

 

Theo Sỹ Công/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập377
  • Hôm nay49,262
  • Tháng hiện tại824,540
  • Tổng lượt truy cập91,998,269
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây