Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại diện rộng trên cây trồng vụ hè thu

Thứ năm - 17/07/2025 07:40
Diễn biến sâu bệnh vụ hè thu năm nay tại Hà Tĩnh đang có chiều hướng bất thường và phức tạp. Ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và người dân đang “xoay” đủ cách phòng trừ, hạn chế thấp nhất thiệt hại.Sâu bệnh xuất hiện cùng lúc gây khó khăn công tác phòng trừ
Gần một tuần nay, hầu như không có ngày nào ông Lê Quang Thiện ở thôn Mỹ Quang, xã Cẩm Xuyên không ra  đồng kiểm tra ruộng lúa, bởi trước đó, hơn 6 sào ruộng của gia đình ông đã bị sâu cuốn lá phát sinh gây hại, ông đã sử dụng thuốc BVTV để phun trừ lần 1, nhưng dấu hiệu sâu bệnh vẫn không có dấu hiệu giảm mà còn phát sinh thêm đối tượng rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại cục bộ một số khóm lúa.
Ông Thiện lo lắng  chia sẻ: Khi phát hiện sâu bệnh xuất hiện gây hại,  chúng tôi đã phun thuốc phòng trừ nhưng  do cả 2 đối tượng sâu và rầy phát sinh cùng lúc nên công tác phòng trừ càng khó khăn hơn. Hiện tôi phải túc trực bám đồng thường xuyên để kiểm tra, nếu sâu bệnh tiếp tục phát sinh thì chúng tôi sẽ phun tiếp lần 2.
hinh 1 3
 Sâu cuốn lá, rầy nâu và rầy lưng trắng xuất hiện gối lứa liên tục gây khó khăn cho người dân
trong công tác phòng trừ.
Không chỉ ở xã Cẩm Xuyên, hiện nhiều diện tích lúa ở các xã: Thạch Hà, Thạch Khê, Đông Kinh, Thạch Lạc,… đã bị sâu cuốn lá gây hại khá mạnh. Điều đáng nói, một số diện tích do phát hiện chậm nên sâu cuốn lá đã vào nhộng làm lá lúa bạc trắng, nhiều hộ dân đã sử dụng cành tre phá ổ.
Không những sâu bệnh gây hại trên cây lúa mà hiện nay, nhiều diện tích cây trồng vùng ven rừng tại Hà Tĩnh còn bị châu chấu tre xuất hiện với mật độ cao, gây hại mạnh và có nguy cơ lan rộng.
Theo ghi nhận của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh, đã có hơn 10 ha  các loại cây trồng gồm: tre, giang, ngô, cỏ voi, mía… ở khu vực rừng phòng hộ Kẻ Gỗ, vùng ven rừng thuộc các xã Cẩm Duệ, Cẩm Lạc, Cẩm Hưng... bị châu chấu tre gây hại. Khi cạn nguồn thức ăn ven bìa rừng, châu chấu đã dịch chuyển xuống vùng đồng bằng và gây hại cho lúa hè thu, các diện tích ngô, rau màu.
Cụ thể, tại trang trại tổng hợp của ông Cao Văn Hùng thôn Hòa Sơn, xã Cẩm Hưng, do nằm sát khu vực rừng phòng hộ Kẻ Gỗ nên hơn 2 tuần nay, châu chấu đã xuất hiện với mật độ cao gây hại  trên các loại cây trồng như mía, ngô và cỏ voi của gia đình.
ông Hùng lo lắng chia sẻ: “Loài này thân cứng, khỏe, sức phá hại rất lớn. Toàn bộ hơn 2 sào mía, 4 sào ngô và 1 mẫu cỏ voi của gia đình đã bị ăn hết trong vòng gần 1 tuần. Chúng tôi phải bắt tay, quây lưới, dùng vợt cả ban đêm để kìm mật độ, không để lan sang khu vực khác”.
hinh 2chau chau gay hai
Châu chấu gây hại nhiều diện tích cây trồng ở khu vực rừng phòng hộ Kẻ Gỗ, vùng ven rừng
thuộc các xã Cẩm Duệ, Cẩm Lạc, Cẩm Hưng
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh, sâu bệnh vụ hè thu năm nay xuất hiện nhiều và bất thường nhất trong nhiều năm trở lại đây. Hiện sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 đã xuất hiện, gây hại trên các trà lúa với mật độ trung bình 10 - 15 con/m2, nơi cao 20 - 30 con/m2, cục bộ 80 - 100 con/m2, diện tích nhiễm hơn 5.000 ha, trong đó khoảng 500 ha nhiễm nặng.
Rầy nâu, rầy lưng trắng tích lũy và nhân nhanh số lượng ngay từ đầu vụ sản xuất (từ 20/6 rầy đã xuất hiện và gây hại), tập trung chủ yếu tại các xã Đồng Tiến, Thạch Lạc, phường Hà Huy Tập, Thiên Cầm, Yên Hòa, Cẩm Hưng, Xuân Lộc, Can Lộc, Gia Hanh, Đức Thọ, Đức Thịnh, Kỳ Văn, mật độ nơi cao 3.000 - 4.000 con/m2, cục bộ 8.000 - 10.000con/m2, diện tích nhiễm hơn 1.200 ha, trong đó 300 ha nhiễm nặng, 5 ha cháy chòm.
 Bệnh khô vằn gây hại trên những chân ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm tại xã Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, phường Hà Huy Tập…, tỷ lệ nhiễm trung bình 7 - 10%, nơi cao 15 - 25%, diện tích nhiễm 100 ha.
Đặc biệt, đối tượng mới phát sinh trên địa bàn tỉnh là châu chấu tre lưng vàng  trong thời gian ngắn đã ăn trụi hơn 10 ha ngô, cỏ lau, mía và một số cây trồng cạn ở xã Cẩm Duệ, Cẩm Hưng, Cẩm Lạc…
hinh 32
Giám đốc Trung tâm Trồng trọt và BVTV vùng Khu IV cùng Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh) trực tiếp chỉ đạo, khuyến cáo các giải pháp diệt châu chấu, bảo vệ mùa màng tại xã Cẩm Duệ.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, thời gian tới trời tiếp tục nắng nóng, xen kẽ các đợt mưa rào, độ ẩm đồng ruộng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh tiếp tục phát sinh gây hại. Trong đó sâu cuốn lá lứa 2 đã xuất hiện tuổi 1 với mật độ cao, trứng tiếp tục nở và có nguy cơ gây trắng lá trên diện rộng.
Rầu nâu, rầy lưng trắng lứa 2 phát sinh, gây hại từ ngày 20/7 trở đi, trùng vào thời điểm cây lúa bước vào giai đoạn đứng cái - làm đòng. Riêng châu chấu tre lưng vàng đã di chuyển từ khu vực rừng phòng hộ Kẻ Gỗ, vùng ven rừng… xuống tàn phá cây lương thực, nhất là lúa, ngô nên khả năng tàn phá diện rộng thời gian tới là rất cao.
Vì thế, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh đã tham Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo địa phương, cán bộ chuyên môn và người dân tập trung cao cho việc thực hiện các giải pháp phòng trừ sâu bệnh vụ hè thu nhằm bảo vệ mùa màng.
Về giải pháp kỹ thuật, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Tổ chức tuyên truyền sự nguy hại, giải pháp phòng trừ để các xã, thôn và nông dân thực hiện.
Sâu cuốn lá nhỏ lứa 2: Tiến hành khoanh vùng, cắm vè những diện tích nhiễm, tổ chức phun thuốc phòng trừ từ nay đến ngày 20/7.
Đối với châu chấu tre lưng vàng: Sử dụng vợt, bẫy đèn vào ban đêm để thu bắt trưởng thành. Đối với những vùng có mật độ cao, để hạn chế thấp nhất nguy cơ phát tán ra diện rộng, di chuyển xuống ruộng lúa, phá hoại mùa màng, tiến hành phun trừ bằng thuốc BVTV đặc hiệu, chỉ thực hiện tại khu vực hoặc thời điểm cần thiết theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan chuyên môn.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay4,449
  • Tháng hiện tại622,017
  • Tổng lượt truy cập102,381,560
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây