Học tập đạo đức HCM

Nam Định: Có hay không dịch tả lợn châu Phi đang tái phát?

Thứ hai - 09/11/2020 09:50
Một tháng trở lại đây, trên địa bàn xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định xuất hiện tình trạng lợn ốm, bỏ ăn, lười vận động và chết.

Vụ việc trên chủ yếu xảy ra ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô từ 1 - 5 con. Bằng mắt thường, người dân nhận thấy lợn bị ốm có biểu hiện như bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

Bà Hằng cho biết, vừa qua gia đình bà đã tự đem đi tiêu hủy 5 con lợn. Ảnh: Mai Chiến.

Bà Hằng cho biết, vừa qua gia đình bà đã tự đem đi tiêu hủy 5 con lợn. Ảnh: Mai Chiến.

Một người dân (xin giấu tên) đang sinh sống ở xóm Lạc Thành cho biết, tình trạng này đã xảy ra nhiều tuần nay nhưng không thấy cán bộ thú y hay loa phát thanh xã thông báo về tình hình dịch bệnh để bà con chăn nuôi nắm bắt được thông tin, có phương án phòng, chống.

“Khi thấy lợn ốm, bỏ ăn, các hộ chăn nuôi chủ yếu tự mua thuốc về tiêm nhưng đều không qua khỏi. Hộ nào ý thức thì tự đem đi tiêu hủy, còn không vứt bừa xuống sông. Hôm trước tôi nhìn thấy con lợn nái trên 1 tạ nổi lềnh phềnh trên sông. Nếu tôi không nhầm thì khu này lợn chết gần hết rồi…”, người này nói.

Cũng theo người dân này, thời gian trở về đây, một số hộ chăn nuôi do không cầm cự nổi đàn lợn nên khi thấy lợn mới chớm mắc bệnh đã bán rẻ cho thương lái hoặc một số gia đình chung nhau giết để ăn.

Gia đình bà Nguyễn Thị Hằng (xóm Lạc Thành) vừa rồi cũng phải tự đem đi tiêu hủy 5 con lợn, mỗi con khoảng 30kg. Bà bảo, trước đó, thấy tình hình DTLCP tạm lắng nên gia đình bà đã mua 5 con về nuôi, lợn lớn nhanh và rất đẹp mã.

Tuy nhiên, đến trung tuần tháng 10 dương lịch, 1 trong 5 con của gia đình bà Hằng có biểu hiện bỏ ăn; gia đình tiếp tục theo dõi thì đến ngày hôm sau thấy con lợn đó nằm im, lười vận động. Gia đình bà có chủ động tách riêng sang chuồng khác để tiếp tục theo dõi, song đến ngày tiếp theo đã không qua khỏi.

4 con lợn còn lại, 1 tuần sau cũng bắt đầu có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn, lười vận động và 2 bên tai dần dần tím tái. Nuôi cầm cự được mấy ngày thì 4 con lợn còn lại của gia đình bà Hằng cũng chết. Sau đó, gia đình đã tự đem đi tiêu hủy.

“Khi lợn mới chớm bệnh, mọi người cứ bảo gia đình bán đi, nhưng tôi quyết định không bán. Bởi tôi không muốn người dân ăn phải lợn ốm, lợn bệnh. Với tôi làm như thế là trái đạo đức”, bà Hằng bộc bạch.

Bà Hằng nói thêm, sau khi 5 con lợn bị chết, gia đình bà đã tổng vệ sinh, vãi vôi bột. Và, tận dụng chuồng lợn đang bỏ không để nuôi gia cầm.

Gia đình bà Hằng chuyển sang nuôi gia cầm. Ảnh: Mai Chiến.

Gia đình bà Hằng chuyển sang nuôi gia cầm. Ảnh: Mai Chiến.

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Nhân cho hay, chúng tôi nắm được thì có con chết bất thường, bộ phận chuyên môn (cán bộ thú y địa phương) đã báo cơ quan chuyên môn cấp huyện xuống lấy mẫu.

Khi phóng viên đề cập số lượng lợn ốm, chết bất thường, thì vị này trả lời: “Không thấy ai báo số lượng, bộ phận chuyên môn họ chỉ báo một vài con chứ không ai báo số lượng đại trà…”. Và, theo vị này thì số lợn chết bất thường đó không phải do bệnh DTLCP gây ra.

Để nắm rõ thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện, chúng tôi đã gặp và làm việc với ông Phan Văn Khoa, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Giao Thủy. Theo ông Khoa, tổng đàn lợn của toàn huyện là 32.000 con (số liệu tháng 9/2020). Trong đó, lợn nái 4.500 con, lợn đực giống 70 con, lợn theo mẹ 8.230 con, còn lại là lợn thịt.

Qua thống kê, cả huyện đang có 7 trang trại chăn nuôi lợn, quy mô từ 100 - 4.000 con; 30 gia trại nuôi lợn, quy mô 30 con trở lên. Còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ.

Ông Khoa khẳng định, thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện chưa tái phát DTLCP; bởi hàng tháng đơn vị vẫn cử cán bộ xuống các xã lấy mẫu xét nghiệm.

Ông Khoa cũng thừa nhận, vừa qua trên địa bàn xã Giao Nhân có một vài con lợn nái chết, đơn vị đã xuống kiểm tra thực tế. Bước đầu, nguyên nhân được xác định là do thời gian vừa qua mưa nhiều, thời tiết thay đổi nên lợn nái bị mắc bệnh tụ huyết trùng, lợn con mắc bệnh bại huyết.

Theo MAI CHIẾN/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm276
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại856,836
  • Tổng lượt truy cập93,234,500
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây