Học tập đạo đức HCM

Trồng cây có múi: Nếu chỉ ăn tươi thì tăng một ít diện tích là bão hòa

Thứ ba - 10/11/2020 02:32
Hàng loạt vấn đề của lĩnh vực nông nghiệp đã được các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Quý 3/2021 có thể có vaccine dịch tả lợn châu Phi

Trả lời đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) về chương trình nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra, Bộ NNPTNT đã cùng với các địa phương nhanh chóng xây dựng các kịch bản và các nhóm giải pháp phòng, chống khẩn cấp, ngắn hạn và dài hạn sát với thực tiễn. 

Một trong các nhóm giải pháp có tính chiến lược, lâu dài và bền vững đó là nghiên cứu để sản xuất được vaccine.

Nơi nào có chế biến mới phát triển cây mắc ca - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 9/11. Ảnh: Q.H

"Quan trọng nhất là phát triển cây mắc ca phải gắn với chế biến. Nơi nào không có chế biến thì chưa nên phát triển cây này".

Bộ trưởng Bộ NNPTNT

Nguyễn Xuân Cường

Bộ trưởng Cường cho biết, đến nay chúng ta đã phân lập, lựa chọn và hình thành ngân hàng các virus dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam để làm cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu, sản xuất tiếp theo. 

Tập trung giải trình tự gen của các chủng virus để phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu, sản xuất vaccine và chế phẩm sinh học phục vụ cho công tác xét nghiệm, đồng thời nghiên cứu dịch tễ để làm cơ sở xây dựng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và các giải pháp phòng, chống bệnh.

"Hiện đã sản xuất được một số lô vaccine các loại khác nhau, trong đó có lô vaccine vô hoạt và lô vaccine nhược độc. Bước đầu thử nghiệm ở quy mô hẹp cho kết quả khả quan, các nhà khoa học đang hoàn thiện quy trình công nghệ để sản xuất vaccine thử nghiệm ở quy mô lớn hơn thời gian tới" - Bộ trưởng Cường nói.

Bên cạnh đó, ngay sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố kết quả nghiên cứu sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi vào tháng 9/2019 thì Bộ NNPTNT đã chủ động đề xuất hợp tác. Đến nay, chúng ta đã tiếp nhận được chủng virus dịch tả lợn châu Phi của phía bạn chuyển giao, cùng với quy trình công nghệ và đã sản xuất được lô vaccine bước đầu thử nghiệm trên lợn cho kết quả rất khả quan.

"Theo báo cáo của các chuyên gia và các doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao, nếu điều kiện thuận lợi, khoảng quý III/2021, chúng ta có vaccine để sử dụng" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Tăng cường khâu chế biến

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đăk Lăk) về phát triển cây mắc ca, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, mắc ca là đối tượng cây trồng mới du nhập vào Việt Nam từ năm 1994. 

Qua quá trình khảo nghiệm hơn 20 năm thì khẳng định đây là một cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đa mục tiêu. Đến nay, chúng ta có khoảng 16.500ha cây mắc ca ở 2 khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT, mắc ca là cây trồng mới nên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật đã được Bộ NNPTNT, các địa phương hướng dẫn cũng như các doanh nghiệp tham gia trong hệ sinh thái phát triển cây này.

 "Quan trọng nhất là phát triển cây mắc ca phải gắn với chế biến. Nếu nơi nào không có chế biến thì chưa nên phát triển đối tượng này" - ông Cường nhấn mạnh.

 Đối với Tây Nguyên, ông Cường khuyến cáo, mắc ca hiệu quả nhất là trồng xen với cà phê.

Đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) đặt câu hỏi về phát triển cây có múi đang có dấu hiệu quá "nóng", nguy cơ dư thừa và rớt giá, 

Bộ trưởng Cường cho biết, đến nay, diện tích cây ăn quả của Việt Nam có khoảng 1,1 triệu ha, sản lượng khoảng 13-15 triệu tấn. Có 15 loại cây ăn quả chính, trong đó có cây có múi.

Đối với nhóm cây có múi đang tồn tại một số vấn đề như hầu hết sản phẩm chủ yếu ăn tươi, khâu chế biến rất kém; công tác giống nhìn chung còn hạn chế. 

Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, thời gian tới, công tác giống phải rà soát lại hết để có được những bộ giống tốt, chống chịu được bệnh và đảm bảo thâm canh. Quy trình canh tác cũng phải thay đổi lại theo hướng hữu cơ. 

"Phải tăng cường khâu chế biến, nếu chỉ chờ ăn tươi thì chắc chắn hiệu quả rất thấp, cứ phát triển thêm một tí diện tích lại bão hòa" - ông Cường nói.

Theo Khánh Nguyên/danviet.vn
https://danviet.vn/trong-cay-co-mui-neu-chi-an-tuoi-thi-tang-mot-it-dien-tich-la-bao-hoa-20201109175819236.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,005,453
  • Tổng lượt truy cập92,179,182
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây