Học tập đạo đức HCM

Sức khỏe đất, thực tiễn và hành động Cởi trói, bung ra phân bón hữu cơ, sản phẩm vi sinh

Thứ ba - 10/11/2020 08:07
Cần chính sách, chế tài chặt chẽ, tạo môi trường thuận lợi cho việc sử dụng sản phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ, qua đó cải tạo chất lượng đất một cách tổng thể.

Chỉ 5-7 năm đã bùng dịch bệnh

Khi hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, thì dịch bệnh sẽ bùng phát là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Trên phạm vi từ Bắc đến Nam ở nước ta, cứ vùng nào bắt đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa thâm canh cao, thì thường chỉ được 5-6 năm đầu là ổn, nhưng sau đó đều lại xảy ra dịch bệnh. Năng suất, chất lượng sản phẩm theo đó cũng ngày càng giảm, chứ không còn được như giai đoạn ban đầu.

Giai đoạn đầu chúng tôi đưa canh tác hữu cơ, vi sinh lên các vùng cam ở Hà Giang, bối cảnh lúc ấy không khác gì các vùng cam ở Phủ Quỳ (Nghệ An) hay Cao Phong (Hòa Bình) bây giờ. Nghĩa là chỉ được sau 5-7 năm chu kỳ đầu phát triển tốt, thì càng về sau càng tàn lụi, bùng phát đủ loại dịch bệnh, tiêu biểu như vùng cam Quang Bình (Hà Giang), chỉ sau 5-6 năm phát triển ào ạt, cho năng suất chất lượng cao thì dần tàn lụi...

Suy thoái chất lượng đất khiến cho ảnh hưởng của hạn mặn ĐBSCL lên cây trồng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Ảnh: LHV

Suy thoái chất lượng đất khiến cho ảnh hưởng của hạn mặn ĐBSCL lên cây trồng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Ảnh: LHV

Ảnh hưởng của suy giảm chất lượng đất đai tới canh tác cây trồng, nhất là các tỉnh Tây Nguyên và ĐBSCL đang báo động. Ba năm gần đây, chúng tôi triển khai đề tài cải tạo đất nhiễm mặn, tiến hành khảo sát ở rất nhiều tỉnh ĐBSCL, thấy nhiều vùng đất đã có biểu hiện rất rõ về các dịch bệnh trên cây ăn quả.

Vùng ĐBSCL ngày càng chịu ảnh hưởng của hạn mặn, cây ăn quả bị chết, thiệt hại nặng nề. Thiệt hại này ngày càng tiêu cực, nặng nề hơn tới cây trồng khi kết hợp với điều kiện đất đã bị thoái hóa lâu dài do canh tác kiểu bóc lột đất.

Cùng một điều kiện chịu tác động của hạn mặn như nhau, nhưng một số mô hình thí nghiệm của chúng tôi cho thấy, nơi nào có sử dụng cân đối phân bón, có bón phân hữu cơ, kèm theo các chế phẩm vi sinh, thì tỉ lệ cây bị chết do hạn mặn đã không còn đáng kể, trong khi các vườn không áp dụng sâu về giải pháp hữu cơ  - vi sinh thì bị thiệt hại rất nặng nề, một số vườn gần như chết sạch. Điều này cho thấy nếu chúng ta chỉ canh tác đơn thuần về vô cơ thì hệ vi sinh vật ở trong đất gần như không còn nữa.

Tại một số vùng chuyên canh cây thanh long, khảo sát của chúng tôi cho thấy trong vòng một vụ (3 tháng), ước tính có tới bình quân 26-27 lần nông dân phải phun thuốc BVTV các loại. Với tần suất sử dụng các loại hóa chất như vậy, sẽ rất khó để một vi sinh vật nào có thể tồn tại được trong môi trường khốc liệt như thế.

Bên cạnh đó, tại nhiều vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp hàng hóa thâm canh cao, hầu như nông dân ít khi sử dụng thiếu phân bón, mà thường là sử dụng thừa phân bón vô cơ, càng được mùa thì nông dân càng sử dụng nhiều phân bón. Điều này dẫn tới hệ lụy là hệ vi sinh vật trong đất ngày càng suy giảm, hàm lượng các nguyên tố trong đất không cân đối, chai hóa, là nguyên nhân khiến cây trồng không thể hấp thụ được dinh dưỡng.

Phải ngăn nguy cơ thuốc BVTV hóa học “đội lốt” sinh học

Vài ba năm trở lại đây, việc sử dụng các chế phẩm sinh học, đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất mới bắt đầu được để ý. Với sự tập trung đầu tư vào mảng sản xuất phân bón vô cơ, chế phẩm vi sinh ngày càng sôi động. Đây là xu hướng rất đáng mừng, và có thể 3-5 năm tới, cơ cấu phân bón vô cơ, sử dụng chế phẩm vi sinh trong nông nghiệp ở nước ta sẽ rất nhiều.

Xu hướng, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV sinh học, chế phẩm sinh học đang ngày lớn, nhưng nếu không kiểm soát chặt về chất lượng, sẽ là 'lợi bất cập hại'. Ảnh: LB.

Xu hướng, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV sinh học, chế phẩm sinh học đang ngày lớn, nhưng nếu không kiểm soát chặt về chất lượng, sẽ là "lợi bất cập hại". Ảnh: LB.

Xu hướng và nhu cầu thực tế của các loại vật tư như phân bón vi sinh, thuốc BVTV sinh học, chế phẩm sinh học tới đây sẽ là vô cùng lớn, trong đó đã có những loại thuốc BVTV sinh học có hiệu lực tốt, hoàn toàn có thể thay thế được thuốc hóa học, đồng thời cải thiện được môi trường, giúp chi phí sản xuất giảm theo thời gian...

Tuy nhiên, vấn đề đang nảy sinh hiện nay, đó là nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ về chất lượng các chế phẩm vi sinh, thuốc BVTV sinh học thì sẽ lợi bất cập hại. Hiện nay, rất đáng mừng là nông dân đã ngày càng có ý thức về tầm quan trọng của việc sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón vi sinh, thuốc BVTV sinh học. Vì vậy đơn cử như với thuốc BVTV, nếu là loại thuốc mà trên bao bì không ghi là thuốc BVTV sinh học, nhất là lại có hình “đầu lâu” thì nông dân đều “né”, thậm chí không thuê được người phun thuốc.

Vì thế, có tình trạng các nhà sản xuất đang luồn lách quy định, có thể tên thuốc BVTV đăng ký là sản phẩm sinh học, nhưng thực tế bên trong đó, lại “độ” thêm các hoạt chất hóa học khác nhằm tăng hiệu lực để bán được hàng càng nhiều càng tốt. Điều này nếu không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, thì sẽ tạo ra một sự chuyển biến về bức tranh sử dụng thuốc BVTV sinh học chỉ mang tính vỏ bọc, nhưng thực chất thì nông dân vẫn đang đổ thuốc độc ra môi trường. Đây là vấn đề cực kỳ nguy hại.

Kiểm tra phải chặt chẽ hơn

Hiện nay, cơ quan chức năng khi kiểm tra chất lượng sản phẩm thuốc BVTV, thì chỉ kiểm tra về hoạt chất đã đăng ký. Vì vậy, cần phải có chế tài để kiểm tra xem trong sản phẩm đó, có bị nhà sản xuất trộn thêm hoạt chất nào khác nữa không, đặc biệt là phải kiểm tra xem có hay không các hoạt chất thuốc BVTV đã bị cấm trong sản phẩm.

(KS Nguyễn Thế Quyết, Viện Di truyền Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT)

Nông dân chưa tiếp cận được phân bón hữu cơ giá rẻ

TS Lương Hữu Thành (Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT). Ảnh: Lê Bền.

TS Lương Hữu Thành (Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT). Ảnh: Lê Bền.

Hệ vi sinh vật trong đất có tồn tại và phát triển được hay không là nhờ vào chất lượng môi trường sống của nó là đất. Đây là điều mà ai cũng biết. Tuy nhiên, vấn đề lớn nằm ở chỗ việc sử dụng các nguồn hữu cơ, phân bón hữu cơ đôi khi tác dụng của nó lên sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng không được rõ nét như phân vô cơ, nên việc sử dụng phân vô cơ trong một giai đoạn dài đã dần tụt giảm, khiến hệ môi trường sinh thái đất bị vỡ, mất cân bằng.

Có một thực tế là hiện nay, có những nơi thì rất thừa nguồn phân hữu cơ, nhưng có nơi lại rất thiếu. Ví dụ các trang trại chăn nuôi, lượng chất thải rất lớn và thường không thể xử lí được triệt để. Nông dân thường tống thẳng phân, nước thải ra các vùng đất trồng cỏ, đây đều là những vùng đa số đất bị ô nhiễm hữu cơ. Tuy nhiên lại có những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn về cây ăn quả, cây công nghiệp, vùng rau hoa... thì rất thiếu nguồn phân.

Xu hướng chăn nuôi ngày càng tập trung quy mô lớn, không phân tán như ngày xưa. Vì vậy các vùng trồng trọt tập trung thường rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi.

Vì vậy, để tăng cường việc sử dụng phân bón hữu cơ, cải thiện môi trường và hệ sinh vật đất một cách tổng thể cho ngành nông nghiệp, sẽ phải cần tới những chính sách, chế tài mang tính mạnh mẽ hơn nữa. Ở các nước, để tránh việc các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi phát thải ra môi trường, các doanh nghiệp chăn nuôi sẽ buộc phải trả tiền cho các doanh nghiệp, nông trang chuyên về trồng trọt để được vận chuyển, xử lí và sử dụng nguồn phân hữu cơ này.

TS Lương Hữu Thành cho rằng, cần phải có chính sách, chế tài buộc các doanh nghiệp chăn nuôi phải chi trả xả thải cho người trồng trọt nhằm xử lí, sử dụng nguồn phân bón hữu cơ. Ảnh: TL.

TS Lương Hữu Thành cho rằng, cần phải có chính sách, chế tài buộc các doanh nghiệp chăn nuôi phải chi trả xả thải cho người trồng trọt nhằm xử lí, sử dụng nguồn phân bón hữu cơ. Ảnh: TL.

Trong khi đó ở nước ta thì điều này đang ngược lại, nghĩa là các doanh nghiệp, trang trại trồng trọt lại đang phải trả tiền mới có thể mua được phân bón hữu cơ của trang trại chăn nuôi. Thậm chí đối với các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh được sản xuất, đóng bao bài bản, thì người làm trồng trọt đang phải mua với giá quá đắt đỏ.

Hiện phân bón hữu cơ do các nhà máy sản xuất trên thị trường phải gánh rất nhiều chi phí trung gian (trong đó chi phí thương mại chiếm tới 60-70%), nên giá rẻ nhất cũng phải 2.000đ/kg. Nếu tính chi phí trung bình/ha, để cùng cung cấp đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao, việc sử dụng phân bón hữu cơ trung bình phải 10 triệu đồng/ha/vụ, quá đắt đỏ so với việc sử dụng phân bón hóa học. Vì vậy, nông dân không mặn mà sử dụng phân hữu cơ do chi phí sản xuất quá cao.

Nếu nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn phân bón hữu cơ đảm bảo chất lượng, giá rẻ, thì tin chắc không có lí do gì mà họ không sử dụng... Qua đó, sẽ tạo được một cách tổng thể nhằm cải tạo chất lượng đất nông nghiệp mang tính bền vững.

(TS Lương Hữu Thành, Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT)

Theo LÊ BỀN/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,007,028
  • Tổng lượt truy cập92,180,757
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây