Học tập đạo đức HCM

Chăm sóc vườn cây ăn quả sau mưa lũ

Thứ ba - 10/11/2020 23:02
Thời gian qua mưa, mưa lũ liên tiếp xảy ra ở các tỉnh miền Trung, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vườn cây ăn quả.
Kiến thiết lại vườn cây.

Kiến thiết lại vườn cây.

Tùy theo mức độ, ngập úng, nặng, nhẹ mà có thể bị chết, có nguy cơ bị chết hoặc sẽ làm cho cây sinh trưởng kém, làm giảm năng suất, chất lượng vào những mùa vụ tiếp theo.

Để khắc phục ảnh hưởng do ngập, mưa lũ gây ra và từng bước khôi phục sinh trưởng, phát triển các vườn cây ăn quả,  theo Cục Trồng trọt cần tiến hành ngay một số biện pháp như sau:

-Đào rãnh, khơi thông dòng chảy, thoát nước ngay, tránh để nước đọng trên vườn và xung quang các gốc cây, gây hiện tượng úng cục bộ. Chú ý mặc dù khơi nước nhưng hạn chế đi lại trên vườn, tránh đất bị “dí”.

-Dựng lại những cây bị đổ, bị nghiêng, cắm cọc giữ cây, không để cây bị lay động, làm đứt rễ cây.

-Cắt bỏ những lá già, cành đã chết, cành bị sâu, bệnh, cắt bớt lá non, chống hiện tượng mất nước. Nếu cây đang có quả non thì cắt bỏ quả để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

-Khi đã ráo nước, trời ngừng mưa, dùng cào phá váng trên bề mặt, để cho bộ rễ cây có thể hút được oxy. Khi phá váng xong cần che phủ gốc bằng rơm rạ, hoặc cỏ khô.

-Xử lý thuốc BVTV: Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma và các loại thuốc trừ nấm vùng rễ, nhằm ngăn chặn nấm gây hại cho bộ rễ, điển hình là nấm phytophthora, Fusarium… một số loại thuốc khuyến cáo như: Curzate, Ridomil, Aliette, Metalaxyl…hoặc thuốc gốc đồng: Coperzine, Coc85, Kocide, Champion, Funguran, Bordeaux... phun quanh gốc.

-Tưới phân kích rễ theo hình chiếu tán cây để bộ rễ tơ mới phát triển (có thể sử dụng phân bón TrimixDT Super Roots hoặc Trimix DT02 hoặc đạm cá…) kết hợp phun phân bón lá để tăng cường khả năng chống chịu (có thể sử dụng Hydrophos liều lượng 50-60ml/16 lít nước...).

-Tưới đủ ẩm thường xuyên trong những ngày nắng nóng, hanh khô, không để tình trạng cây mất nước.

-Có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ và tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh để làm giàu hệ thống vi sinh vật đất, đặc biệt các vi sinh vật đối kháng.

Khi vườn cây đã hồi phục cần quan tâm chăm sóc hơn trước kia, để cây nhanh chóng sinh trưởng tốt, cho sản lượng cao trở lại.

Theo Văn Khá/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay21,680
  • Tháng hiện tại1,022,135
  • Tổng lượt truy cập92,195,864
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây