Học tập đạo đức HCM

Xu hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Thứ ba - 10/11/2020 23:12
Công nghệ sinh học sẽ là nền tảng phát triển bền vững của ngành chăn nuôi trong tương lai, đặc biệt là trong mô hình kinh tế tuần hoàn. Immunevets® tham gia vào ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và được coi là một hiện tượng, một bước đột phá với công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn, lần đầu tiên được ứng dụng trong ngành chăn nuôi.

Ngày 06/10/2020, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 1520 –TTg  phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2045. Trong quyết định được phê duyệt có đề cập đến 2 nội dung liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành chăn nuôi, đó là: Khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi; Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh nguy hiểm, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Hai trong số năm đề án được ưu tiên cần đổi mới và hiện đại hóa để thúc đẩy phát triển bền vững đối với ngành chăn nuôi trong giai đoạn tới mà các ứng dụng công nghệ sinh học có thể tham gia vào chuỗi giá trị là: Phát triển công nghiệp chế biến TĂCN và Phát triển công nghệ chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi.

Trước định hướng phát triển của chính phủ cho ngành chăn nuôi, ngành nguyên liệu TĂCN là sản phẩm công nghệ sinh học có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị nhằm mang tới lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội cho toàn ngành.

 

Tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung cho vật nuôi.

Với nền tảng từ các vi sinh vật có lợi, các nguyên liệu là sản phẩm của công nghệ sinh học đang tham gia vào ngành chế biến TĂCN , thức ăn bổ sung cho vật nuôi theo 3 dạng:

Thức ăn lên men: Đây là phương pháp truyền thống được ứng dụng phổ biến trong mô hình chăn nuôi hộ gia đình. Thức ăn là tinh bột (ngô, khoai, sắn…) hay rau củ quả… được lên men bằng nhóm vi sinh vật có lợi. Đây chính là quá trình làm chín thức ăn không dùng nhiệt, hay còn gọi là làm chín sinh học. Thức ăn được lên men sẽ làm cho có cảm giác thơm ngon hơn, cơ thể vật nuôi dễ tiêu hóa hơn, giá trị dinh dưỡng của thức ăn được nâng cao. Một số nghiên cứu đã chứng minh, việc sử dụng thức ăn lên men cho vật nuôi giúp tăng cường sự tiêu hóa, tăng khả năng thu nhận thức ăn.

ncn1

Hình 1: Sử dụng thức ăn lên men cho vật nuôi

Probiotics: Đây là phương pháp bổ sung trực tiếp các vi sinh vật vào hệ tiêu hóa của vật nuôi thông qua thức ăn là cám hoặc thức ăn bổ sung. Khi các Probiotics được bổ sung với số lượng đủ lớn nó sẽ có vai trò cạnh tranh vị trí, cạnh tranh dinh dưỡng với các vi khuẩn gây bệnh, làm giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa mầm bệnh.

Lượng vi sinh vật có lợi xuất hiện trong đường ruột cũng làm tăng tỷ lệ và hiệu quả tiêu hóa thức ăn, tránh lãng phí dư thừa thức ăn thải ra ngoài.

Các Probiotics thường sử dụng như: Bacillus subtilis, Bacillus clausii, các chủng thuộc loài Lactobacillus, Saccharomyces, Bifidobacterium.

Vách tế bào từ lợi khuẩn: Đây là việc ứng dụng công nghệ sinh học mới nhất hiện nay trong ngành chăn nuôi. Trong vi sinh vật, phần có tác dụng sinh học chính là màng tế bào. Công nghệ tách vách tế bào bằng các enzyme đặc hiệu sẽ tạo ra các phân tử Peptidoglycans với kích thước rất nhỏ. Trong các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm, các phần tử peptidoglycans của vách tế bào L.rhamnosus đã kích thích rất mạnh sự sinh trưởng và biệt hóa của các bạch cầu lympho tại đường ruột cũng như trong máu. Phần vách tế bào sau khi bị phân giải có hiệu quả điều hòa và kích thích hệ miễn dịch nhiều hơn bội lần so với vi khuẩn sống.

ncn2

Tế bào L.rhamnosus chụp dưới kính hiển vi điện tử x 20.0k SE(M)

ncn 3

Vách tế bào L.rhamnosus chụp dưới kính hiển vi điện tử x 20.0k SE(M)


Immunevets®với thành phần chứa vách tế bào lợi khuẩn L.rhamnosus do Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Nguyên phân phối độc quyền đã và đang là xu hướng mới và hiệu quả trong ngành chăn nuôi, hứa hẹn một sự đột phá mới, đáp ứng kỳ vọng của giới chuyên gia và định hướng phát triển của đất nước cho ngành chăn nuôi.

 

Góp phần nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi

Sử dụng nguyên liệu công nghệ sinh học, đặc biệt là dạng vách tế bào cho vật nuôi sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch cho vật nuôi một cách toàn diện, làm khỏe đường tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh. Giảm nguy cơ mắc bệnh sẽ giúp các gia đình, trang trại kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, giúp nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của ngành chăn nuôi.

 

Tham gia vào xử lý chất thải trong chăn nuôi

Xử lý chất thải trong chăn nuôi là vấn đề cấp thiết đang được các bộ ngành và Chính phủ rất quan tâm và dành nhiều công sức để tìm kiếm giải pháp. Để giải quyết động bộ cho vấn đề chất thải trong chăn nuôi thì cần phải can thiệp từ khâu xử lý thức ăn, đến xử lý truồng trại, đến công tác phòng và điều trị bệnh (nếu có) và xử lý phần chất thải sau cùng.

Nguyên liệu công nghệ sinh học tham gia vào cải thiện tỷ lệ tiêu hóa và hiệu quả thức ăn. Nhờ đó, lượng dưỡng chất đưa vào được cơ thể vật nuôi tiêu hóa hết làm cho chất thải ở khâu cuối cùng giảm mùi hôi. Bên cạnh đó, nguyên liệu công nghệ sinh học cũng tham gia vào cải thiện hệ miễn dịch cho vật nuôi, làm giảm nguy cơ bị bệnh. Con vật khỏe nên chất thải của nó cũng không bị mùi, phân khô, nước tiểu loãng. Hạn chế rất nhiều mùi hôi cho chuồng trại.

Ngoài ra, nguyên liệu công nghệ sinh học cũng tham gia vào quá trình xử lý chất thải cuối cùng bằng cách sử dụng các loại enzyme hoặc đệm sinh học để thu hoạch chất thải và biến nó thành một sản phẩm có giá trị cho những hoạt động khác, ví dụ như trồng trọt.

Như vậy, công nghệ sinh học càng ngày càng cho thấy những điểm mạnh trong chu trình phát triển của ngành TĂCN và chắc chắn sẽ là xu hướng và tạo bước đột phá cho ngành chăn nuôi trong tương lai. Hiện nay, ở nước ta, đi đầu cho phong trào này có thể kể đến ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Công ty T&T là một người đã rất thành công với mô hình kinh tế tuần hoàn mà nền tảng của nó là dựa vào sức mạnh của công nghệ sinh học. (Tham khảo: Mô hình kinh tế tuần hoàn nền tảng của phát triển bền vững”  trong “Kỷ yếu hội thảo khoa học và chăn nuôi – thú y, trang 461”)

>> Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên áp dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.

Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

Xem chi tiết về chương trình thử nghiệm trên chim cút:  https://thiennguyen.net.vn/thu-nghiem-immunevets

Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây: https://thiennguyen.net.vn/immunevets.html

Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

Hotline CSKH: 094 780 5345; Email: info@thiennguyen.net.vn

Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

Theo ThS Nguyễn Chí Thành/Trang thông tin điện tử tổng hợp www.nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm187
  • Hôm nay44,974
  • Tháng hiện tại1,196,304
  • Tổng lượt truy cập88,551,374
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây