Học tập đạo đức HCM

Công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản, nhiều kết quả nổi bật

Thứ ba - 10/11/2020 23:05
Công nghệ sinh học thủy sản được xem là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy, khai thác thủy sản và công nghệ thực phẩm.

Ngày 5/11, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện chương trình công nghệ sinh học lĩnh vực di truyền chọn giống, công nghệ nuôi, môi trường và bệnh thủy sản giai đoạn 2008-2020.

Bà Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và môi trường, cho biết, chương trình công nghệ sinh học đã đạt những kết quả khả quan. Ảnh: KS.

Bà Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và môi trường, cho biết, chương trình công nghệ sinh học đã đạt những kết quả khả quan. Ảnh: KS.

Theo đó, công nghệ sinh học thủy sản được xem là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy, khai thác thủy sản và công nghệ thực phẩm.

Ứng dụng công nghệ sinh học giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng của đối tượng nuôi, tăng cao chất lượng dinh dưỡng của động vật thủy sản và quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thủy sản tự nhiên. Ngoài ra công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong nhiều hoạt động như tổng hợp hormore kích thích sinh sản, chuyển gen cho đối tượng nuôi, tạo lập ngân hàng gen, quản lý nguồn gốc và chất lượng giống...

Quang cảnh hội thảo đánh giá kết quả thực hiện chương trình công nghệ sinh học lĩnh vực về thủy sản. Ảnh: KS.

Quang cảnh hội thảo đánh giá kết quả thực hiện chương trình công nghệ sinh học lĩnh vực về thủy sản. Ảnh: KS.

Nhằm đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020”. Mục tiêu và nội dung chủ yếu của chương trình công nghệ sinh học thủy sản đã phê duyệt đối với lĩnh vực di truyền chọn giống, công nghệ nuôi, môi trường và bệnh thủy sản.

Theo bà Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và môi trường (Bộ NN-PTNT), giai đoạn 2008-2020, chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp, thủy sản đã và đang triển khai 89 nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản. Trong đó 89 đề tài và 7 dự án sản xuất thử nghiệm với tổng kinh phí hơn 282 tỷ đồng.

Đến nay chương trình đã nghiệm thu 71 nhiệm vụ. Kết quả đạt được nhiều khả quan trên các lĩnh vực như di truyền và di truyền chọn giống, bảo tồn và khai thác nguồn gen thủy sản, quản lý môi trường và bệnh thủy sản.

Tiêu biểu như nuôi thương phẩm đã chọn giống cá tra, cá chẽm tăng trưởng nhanh. Các đàn tôm sú, tôm thẻ chân trắng được nuôi đánh giá tăng trưởng ở các vùng địa lý khác nhau với kết quả tốt. Bên cạnh đó, cũng đã xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất cá hồi vân toàn cái, cá chẽm, cá rô phi đỏ, tôm hùm xanh cái giả…Ngoài ra đã sản xuất vac xin thành phẩm cho cá giò, cá rô phi, sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ nuôi tôm, nuôi cá thâm canh.

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nuôi biển của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Ảnh: KS.

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nuôi biển của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Ảnh: KS.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, bà Thu nhìn nhận một thực tế, các nghiên cứu về lĩnh vực di truyền chọn giống, công nghệ nuôi, môi trường và bệnh thủy sản còn những tồn tại hạn chế nhất định. Cụ thể, phần lớn các sản phẩm còn hạn chế về tính thực tiễn đối với tôm chất lượng cao, cá biển, bởi giai đoạn đầu nguồn lực chưa có.

“Bản thân chúng là chuyên gia chủ yếu về thủy sản. Cho nên phần về công nghệ sinh học phải có thời gian đầu xây dựng năng lực”, bà Thu giải thích và cho biết thêm, các đề tài dự án triển khai còn dàn trải trên nhiều đối tượng, chưa tập trung nguồn lực giải quyết vấn đề cấp bách trên một số đối nuôi chủ lực mà cần có công nghệ cao, công nghệ sinh học mới có thể giải quyết được. Các dự án sản xuất thử nghiệm, dự án hợp tác quốc tế chưa nhiều…

Theo Kim Sơ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay20,866
  • Tháng hiện tại1,021,321
  • Tổng lượt truy cập92,195,050
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây