Học tập đạo đức HCM

Quất cảnh bán tết ở Hà Nội ế ẩm

Thứ năm - 04/02/2021 02:21
Chỉ còn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu thế nhưng thị trường quất cảnh ở Hà Nội vẫn rất đìu hiu và ế ẩm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Vắng khách, chủ hàng dành thời gian rảnh để 'lướt' điện thoại, lên Facebook. Ảnh: Phạm Hiếu.

Vắng khách, chủ hàng dành thời gian rảnh để "lướt" điện thoại, lên Facebook. Ảnh: Phạm Hiếu.

Quất cảnh đìu hiu, ế ẩm

Như các năm trước, càng về những ngày sát tết thì thị trường cây cảnh ở thủ đô Hà Nội càng nhộn nhịp. Tại những khu vườn hay khu chợ bán cây cảnh, khung cảnh tấp nập kẻ mua người bán huyên náo của một vùng. Hàng dài đoàn xe ba gác được người dân thuê đến để chở những cây đào, cây quất, cây mai về nhà chơi tết.

Nhưng đó là câu chuyện của những năm trước. Theo ghi nhận, năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên thị trường cây cảnh chơi tết tại thủ đô Hà Nội đã kém sôi động hơn rất nhiều, thậm chí có nơi còn vô cùng đìu hiu.

Sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những chủ cửa hàng không có khách nên đã ngủ ngay tại chỗ hoặc "lướt" điện thoại, lên facebook giết thời gian.

Hai vợ chồng ông Trần Văn T. có một cửa hàng bán hàng ăn nhỏ trên con phố Kim Giang (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Cứ mỗi dịp gần tết là hai vợ chồng ông lại đặt quất cảnh từ vườn quất ở huyện Văn Giang, Hưng Yên về để bán.

Ông Trần Văn T. than thở dịch bệnh Covid-19 đã khiến việc bán hàng trở nên khó khăn hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Trần Văn T. than thở dịch bệnh Covid-19 đã khiến việc bán hàng trở nên khó khăn hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông T. bộc bạch: “Những cây quất cảnh này gia đình tôi phải đặt cọc trước với chủ hàng cách đây khoảng 5 - 6 tháng. Đến tháng cuối năm, khi chủ vườn chuyển cây lên Hà Nội thì tôi sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại. Năm nay nhà tôi đặt khoảng 300 cây để về bán kiếm ít tiền tiêu tết. Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên tốc độ bán rất chậm, ế ẩm vô cùng".

Với mỗi cây quất cảnh, như mọi năm ông T. sẽ bán với mức giá không hề cao, chỉ khoảng từ 700.000 – 1.000.000 đồng một cây. Thế nhưng năm nay với tình trạng thị trường quất cảnh đìu hiu như vậy, ông T. đã phải giảm giá mỗi cây đi rất nhiều.

“Ấy vậy mà có ăn thua gì đâu, vẫn chả ai thèm mua. Khách người ta ra sức ép giá rồi nói vì dịch bệnh nên để sát tết đi sắm cây cảnh cho rẻ. Một tuần nữa là tết thế nhưng cho đến hiện tại nhà tôi mới chỉ bán được 25 cây thôi”, người đàn ông ngậm ngùi.

"Ít ra còn được mang cây lên bán"

Ông Nguyễn Văn Thành sở hữu một vườn cây trồng quất bonsai ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chia sẻ với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, người chủ vườn cho biết mỗi năm cứ đến dịp gần tết sẽ mang quất bonsai lên Hà Nội để bán.

Ông Nguyễn Văn Thành cảm thấy may mắn vì ít ra còn được mang quất cảnh lên Hà Nội để bán. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Nguyễn Văn Thành cảm thấy may mắn vì ít ra còn được mang quất cảnh lên Hà Nội để bán. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Thành cho hay: “Mọi năm tôi sẽ bán quất từ ngày 19 tháng Chạp âm lịch đến tận 30 tết. Mỗi dịp tết sẽ bán được khoảng 500 - 600 cây. Vì là dáng bonsai, dễ di chuyển và trang trí trong nhà nên tôi thấy cũng dễ bán hơn những cây dáng to khác".

Người chủ vườn bán quất bonsai với mức giá vô cùng phải chăng, chỉ từ 100.000 - 150.000 đồng một cây, thế nhưng đã qua 3 ngày, ông Thành mới chỉ bán được vỏn vẹn 20 cây. Thời tiết năm nay cũng không ủng hộ những người chủ vườn như ông Thành. Trời nắng và nóng nhiều nên cây quất sẽ ít hoa, quả nhỏ và chủ vườn sẽ vất vả, mất nhiều công sức hơn để chăm chút.

“Tuy là khó bán hơn mọi năm nhưng ít ra tôi cũng vẫn có thể vận chuyển cây lên Hà Nội để bán. Mấy ông bạn chủ vườn ở Hải Dương của tôi còn đang bị phong tỏa vì dịch Covid-19, bao nhiêu cây cảnh đều đang nằm im ngoài vườn mà không làm cách nào được, đành phải chịu. Tôi chỉ mong sao vẫn có thể vận chuyển cây lên để bán được chứ không gặp phải trục trặc gì do dịch bệnh”, ông Nguyễn Văn Thành bày tỏ.

Theo Phạm Hiếu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay22,363
  • Tháng hiện tại322,843
  • Tổng lượt truy cập90,386,236
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây