Học tập đạo đức HCM

Sản lượng cao su thế giới giảm mạnh vì coronavirus

Thứ tư - 03/06/2020 19:38
Nhu cầu tiêu thụ thế giới giảm mạnh khiến ngành công nghiệp sản xuất cao su tự nhiên có thể giảm gần 5% sản lượng do ngấm tác động của đại dịch Covid-19.
Công nhân Indonesia thu hoạch mủ ở đồn điền vùng Bogor, tỉnh Tây Java. Ảnh: Reuters

Công nhân Indonesia thu hoạch mủ ở đồn điền vùng Bogor, tỉnh Tây Java. Ảnh: Reuters

Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) hôm qua cho biết, nhu cầu cao su giảm đang đẩy ngành công nghiệp nuôi sống hàng chục triệu người đối mặt khủng hoảng.  

Tình cảnh trớ trêu hiện nay đối ngược hoàn toàn với những dự báo của ANRPC hồi đầu năm nay khi cho rằng cả khu vực sản xuất và tiêu dùng cao su đều sẽ tăng lần lượt là 3,8% và 2,7% trong năm 2020, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là ở quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên lớn số 2 thế giới Indonesia vì “chết theo” ngành công nghiệp xe hơi.

"Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 đã đẩy ngành cao su thế giới vào một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng vài thập kỷ qua và đã khiến các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi giá trị lâm vào tình trạng hỗn loạn", R. B Premadasa, tổng thư ký ANRPC nói.

Mở đầu cuộc khủng hoảng này là nhà sản xuất lốp xe ô tô lớn nhất thế giới Bridgestone tuyên bố cắt giảm sản lượng do đại dịch và sau đó là nhiều công ty Nhật Bản cũng buộc phải đóng cửa các nhà máy vào cuối tháng Tư và đầu tháng Năm.

Theo dự tính của ANRPC, ​​sản lượng cao su của Indonesia sẽ giảm 12,6% xuống còn 2,9 triệu tấn trong năm nay, trong khi nhà sản xuất số 1 thế giới là Thái Lan cũng có thể chứng kiến ​​sản lượng giảm 0,9%.

Tính chung ​​sản lượng cao su toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 4,7% xuống còn 13,13 triệu tấn.

Riêng lượng nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới năm nay có thể giảm tới 5,1% so với năm ngoái, chỉ còn 4,8 triệu tấn, trong khi nhu cầu ở Ấn Độ xếp thứ hai đồng thời cũng là nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới còn có thể giảm tới 21,3% vì đại dịch.

Theo Kim Long/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại923,464
  • Tổng lượt truy cập92,097,193
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây