Học tập đạo đức HCM

10 sự kiện nổi bật năm 2015

Thứ bảy - 02/01/2016 04:53
Năm 2015 đã đi qua. Có thể nói đây là năm chúng ta giành những thắng lợi quan trọng trên nhiều mặt, cả kinh tế, ngoại giao và đổi mới trong điều kiện thế giới chuyển biến phức tạp. Cũng như nhiều cơ quan báo chí trong nước, Kinh tế nông thôn nghiên cứu, rút ra 10 vấn đề và sự kiện đã tác động lớn đến tình hình chính trị - kinh tế - xã hội đất nước.
 

1. Chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, trong năm 2015, Đại hội Đảng các cấp đã được tổ chức. Trên tinh thần dân chủ, đoàn kết, trí tuệ và trách nhiệm cao, Đại hội Đảng các cấp đã khẳng định sự chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu quan trọng, nhất là cơ bản đạt các chỉ tiêu chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI đề ra, kinh tế phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Tỷ lệ trẻ trong Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ mới tăng; Bí thư tỉnh ủy trẻ được bầu, có 2 bí thư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được bầu khi dưới 40 tuổi. Hy vọng sức trẻ tạo nên đột phá trong nhiệm kỳ mới.

Uy tín, vị thế và tầm vóc  Việt Nam ngày càng cao trên các diễn đàn quốc tế. Chuyến thăm Hợp chúng quốc Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã thu hút sự chú ý lớn của giới học giả, báo chí và lãnh đạo thế giới. Theo đó, kết quả lớn nhất của chuyến thăm là “lòng tin chiến lược” giữa hai nước được xây dựng và đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới. Phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn sang tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc về thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ, đặc biệt chia sẻ kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo và xây dựng mục tiêu phát triển bền vững của thế giới đến năm 2030 được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) tại Paris (Cộng hòa Pháp) được cộng đồng quốc tế đánh giá cao bởi Thủ tướng cam kết và nhấn mạnh trách nhiệm của Việt Nam đối với biến đổi khí hậu - vấn đề có ý nghĩa đặc biệt hệ trọng trong sự phát triển của nhân loại. Tổ chức thành công Đại hội đồng Liên minh nghị viện lần thứ 132 (IPU - 132) với sự tham gia của 1.600 đại biểu là lãnh đạo Quốc hội của 133 nghị viện quốc gia thành viên, 23 tổ chức thành viên liên kết.

 

2. Chuỗi sự kiện kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng, 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 được tổ chức trọng thể. Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIII với nhiều đổi mới trong hoạt động, nhất là trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tại các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, dấu ấn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được cử tri và nhân dân ghi nhận. Cũng tại kỳ họp này, lần đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội nhận được câu hỏi chất vấn và đã trả lời ngay tại hội trường. Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX với 2.000 đại biểu đã cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tiến trình hội nhập sâu rộng với thế giới tiến những bước dài trong năm 2015. Trong năm 2015, chúng ta đã lập kỷ lục về ký kết, kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác lớn, cả đa phương và song phương. Cụ thể: Kết thúc đàm phán 2 hiệp định lớn: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Ký kết 2 hiệp định  thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - ­­Âu (VCUFTA) và Hàn Quốc (VKFTA). Thêm nữa là việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức thành lập. Thông qua các hiệp định này, mối quan hệ về kinh tế được mở rộng tới 44 quốc gia với quy mô kinh tế lớn nhất, chưa kể 10 nước ASEAN. Đây là thời cơ để rồng vàng Việt Nam cất cánh nếu tận dụng tốt cơ hội, lợi thế.

 

3. Bước tiến mới về năng lực lãnh đạo và khả năng phản ứng linh hoạt của các cơ quan chuyên môn, các ngành trước những biến động khó lường của thị trường tiền tệ, dầu mỏ. Nhờ vậy, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá với mức tăng GDP 6,68%, cao nhất trong 8 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%). Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng; GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là trên 5.600 USD). Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Tỉ giá được điều chỉnh phù hợp; thị trường ngoại hối cơ bản ổn định; niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên; khắc phục một bước quan trọng tình trạng đô-la hoá nền kinh tế.

 

4. Tiến trình hội nhập sâu rộng với thế giới tiến những bước dài trong năm 2015. Trong năm 2015, chúng ta đã lập kỷ lục về ký kết, kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác lớn, cả đa phương và song phương. Cụ thể: Kết thúc đàm phán 2 hiệp định lớn: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Ký kết 2 hiệp định  thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - ­­Âu (VCUFTA) và Hàn Quốc (VKFTA). Thêm nữa là việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức thành lập. Thông qua các hiệp định này, mối quan hệ về kinh tế được mở rộng tới 44 quốc gia với quy mô kinh tế lớn nhất, chưa kể 10 nước ASEAN. Đây là thời cơ để rồng vàng Việt Nam cất cánh nếu tận dụng tốt cơ hội, lợi thế.

 

5. Bước tiến mới về năng lực lãnh đạo và khả năng phản ứng linh hoạt của các cơ quan chuyên môn, các ngành trước những biến động khó lường của thị trường tiền tệ, dầu mỏ. Nhờ vậy, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá với mức tăng GDP 6,68%, cao nhất trong 8 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%). Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng; GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là trên 5.600 USD). Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Tỉ giá được điều chỉnh phù hợp; thị trường ngoại hối cơ bản ổn định; niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên; khắc phục một bước quan trọng tình trạng đô-la hoá nền kinh tế.

 

6. Đột phá tái cơ cấu nền kinh tế thu được những kết quả tích cực. Trong đó, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng; đã hình thành một số khu nông nghiệp công nghệ cao, tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ quy mô lớn; các loại hình hợp tác liên kết, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ ngày càng đa dạng và được nhân rộng. Đến nay, đã có 9 huyện và 1.500 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 16,8%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị trường nhưng xuất khẩu nông sản vẫn là trụ đỡ căn bản với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Rau - hoa - quả đang khẳng định lợi thế của mình bằng sự tăng trưởng vượt bậc, đạt kim ngạch 2,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 47% so với năm 2014.

 

7. Đổi mới căn bản thi cử với việc kết hợp kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông với kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng đã cho thấy bước đi đúng của ngành giáo dục - đào tạo. Tuy còn một vài vướng mắc nhưng cơ bản việc kết hợp 2 kỳ thi đã tiết kiệm nguồn lực cho cả nhà nước và người dân. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị tích hợp môn Lịch sử vào một vài môn học khác đã vấp phải nhiều ý kiến không đồng tình của xã hội.

 

8. An toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ còn là báo động mà đã trở thành nguy cơ thật sự đối với xã hội. Ngay tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương về sự gia tăng việc dùng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi thủy sản, bảo quản sơ chế nông sản và canh tác cây trồng. “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn và dễ dàng như hiện nay” là câu cảm thán của đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII về tình trạng thực phẩm nhiễm chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nghiêm trọng.

 

9. Nhiều dự án hạ tầng kinh tế kỹ thuật (điện, cầu - đường, viễn thông,…) quan trọng hoàn thành, đi vào hoạt động đã tạo sức bật mới cho nền kinh tế. Có thể nêu một số công trình trọng điểm: Tổ máy số 1 thủy điện Lai Châu, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Dầu Giây - Long Thành, Hà Nội - Hải Phòng, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, Quốc lộ 1A hoàn thqành việc nâng cấp, cầu Cổ Chiên nối Trà Vinh với Bến Tre,… Điều đặc biệt là, nhiều công trình đã về đích trước thời hạn, tiết kiệm nhiều nghìn tỷ đồng cho Nhà nước.

 

10. Nhiều vụ trọng án về trật tự xã hội được phát hiện nhanh (thảm án giết 6 người tại Bình Phước, thảm án giết 4 người tại Yên Bái, thảm án giết 4 người tại Nghệ An). 8 đại án tham nhũng được xét xử công khai.

Nguồn:  Báo Kinh tế nông thôn

 
 Tags: kinh tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại794,813
  • Tổng lượt truy cập93,172,477
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây