Học tập đạo đức HCM

60 năm vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thứ bảy - 08/09/2012 09:37
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) được thành lập và tổ chức theo các Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg, 930/QĐ-TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp các đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ NN-PTNT.


Tiền thân của Viện là các đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Canh nông, Bộ Nông nâm và Bộ Nông nghiệp gồm Viện Trồng trọt (1952), Viện Khảo cứu Nông âm (1955), Viện Khảo cứu trồng trọt (1957), Học Viện Nông Lâm (1958), Viện Khoa học Nông nghiệp (1963) và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1977).  

 

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ các nhà khoa học, cán bộ, công nhân viên của viện đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần đáng kể trong việc đưa nền nông nghiệp nước nhà ngang tầm khu vực với nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng hàng nhất, nhì thế giới.

 

Với những đóng góp xuất sắc cho nông nghiệp nước nhà trong 60 năm qua, VAAS đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh vào các năm 2002 và 2012.

 

Trong những bước đi đầu tiên, hoạt động chủ yếu của viện là điều tra, thu thập kinh nghiệm SX của nông dân, thông qua luận giải bằng kiến thức khoa học để nâng lên thành biện pháp kỹ thuật, phổ biến và nhân rộng. Các kỹ thuật điển hình giai đoạn này là nuôi bèo hoa dâu, phát triển cây phân xanh (điền thanh mô), chế biến (ủ) và sử dụng phân chuồng, phân bắc. Sau này, viện đã đi sâu tổng kết kinh nghiệm “nước, phân, cần, giống” của nông dân, nâng lên thành hệ thống kỹ thuật liên hoàn cho mỗi loại cây trồng và vật nuôi.

 

Tiến hành điều tra, phân loại đất miền Bắc VN dựa trên quan điểm phát sinh học, làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ đất miền Bắc VN tỉ lệ 1/500.000 và công tác quy hoạch, phân vùng nông nghiệp sau này.

 

Viện đã tuyển chọn từ tập đoàn các giống nhập nội và lai tạo thành công các giống lúa trà trung tử, Nông nghiệp 1, 813, 828… Nghiên cứu và đưa vào áp dụng kỹ thuật như bón phân và thâm canh cây trồng, dùng bả diệt bướm sâu đục thân lúa… góp phần xây dựng điển hình 5 tấn thóc 1 ha/1 năm vào đầu thập kỷ 60 ở miền Bắc nước ta. Các nhà khoa học của viện cũng đã tiến hành điều tra, thu thập hàng nghìn mẫu giống cây trồng bản địa, mẫu vật côn trùng gây hại cây trồng tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng ngân hàng gen cây trồng cũng như bộ thông tin tư liệu côn trùng tương đối phong phú.

 

Sau một thời gian hoạt động trên cả hai chức năng nghiên cứu và đào tạo, tháng 9/1963, Học viện được tách thành Viện Khoa học Nông nghiệp và Trường ĐH Nông nghiệp.

 

Lịch sử sẽ mãi ghi công VAAS và Giáo sư Bùi Huy Đáp cùng các cộng sự, những người đã có công đầu cho cuộc cách mạng trong nghề trồng lúa ở nước ta. VN cũng ghi công Tiến sỹ nông học Lương Định Của với dấu ấn sâu đậm về nghiên cứu lúa, rau, cây ăn quả, với việc đào tạo kỹ sư nông nghiệp vừa giỏi về lý thuyết vừa thành thạo thực hành trên đồng ruộng, với các trường đào tạo công nhân kỹ thuật nông nghiệp lành nghề.

 

Viện đã thành công trong việc cải tiến giống trên cơ sở nguồn gen nhập nội và giống cổ truyền, chọn tạo được nhiều giống lúa mới năng suất cao như 314, 424, Nếp 415, Trân châu lùn, NN5, NN8, NN22, CN2, IR2151, IR2153, C22… Cơ sở khoa học của việc thâm canh, luân canh và xen canh cây trồng cũng được bắt đầu nghiên cứu, tạo nên các gói kỹ thuật ngày càng đồng bộ trong SX nông nghiệp.

 

Viện đã tập trung nghiên cứu tạo ra tiến bộ kỹ thuật để áp dụng cho các vùng sinh thái, nhất là chọn tạo hàng loạt giống lúa, lạc, đậu tương, khoai tây, khoai lang, sắn, điều… năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được điều kiện bất thuận của thời tiết và sâu bệnh.

 

Các nhà khoa học của viện tiếp cận được thành tựu lúa lai từ Trung Quốc, cơ bản nắm bắt và làm chủ được công nghệ tạo lúa lai 2 và 3 dòng cũng như qui trình SX hạt lai F1. Kết quả nghiên cứu về cơ sở khoa học ruộng lúa năng suất cao với qui trình SX tiên tiến; nghiên cứu cơ bản về sinh lý, sinh hoá, công nghệ sinh học, di truyền miễn dịch, vi sinh vật, đất phèn, bảo vệ thực vật hay xây dựng ngân hàng gen cây trồng, hệ thống nông nghiệp… là những đóng góp rất quan trọng của viện giai đoạn này. 

 

Sau 20 năm đổi mới, Đảng và Chính phủ nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của khoa học trong phát triển nông nghiệp nên đã quyết định hoàn thiện một bước hệ thống tổ chức nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu. Vì lý do đó, VAAS được thành lập theo các Quyết định số 220/QĐ-TTg và Quyết định số 930/2005/QĐ-TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng chính phủ với 18 đơn vị thành viên. Hiện tại, biên chế của viện là 2.674 người, trong đó có 31 Giáo sư và Phó giáo sư; 207 Tiến sĩ và 559 Thạc sỹ.

 

Trong giai đoạn 2006-2012, viện đã chọn tạo 391 giống cây trồng mới được công nhận (trong đó, 121 giống công nhận chính thức, 270 giống công nhận tạm thời); 19 TBKT và 27 biện pháp kỹ thuật khác được công nhận thử nghiệm trong hầu hết các lĩnh vực. Các giống lúa mới của viện hiện gieo trồng trên 3 triệu ha hàng năm và đóng góp của giống các cây trồng khác đã làm lợi cho SX nhiều nghìn tỷ đồng...

 

Trong nghiên cứu cơ bản, viện đã đạt được một số thành công trong tiếp cận và làm chủ công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh phục vụ tạo giống và nhân giống cây trồng mới, trong SX phân bón sinh học, vi sinh vật chức năng và chế phẩm vi sinh.

 

Hiện nay, viện quản lý 24.500 mẫu nguồn gen của các loài cây trồng có ở VN. Các nhà khoa học của Viện BVTV đã chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh virus lúa lùn sọc đen phương Nam hại lúa, bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá lúa, chồi cỏ mía, chổi rồng sắn; Tiêu bản nguyên khối các loại đất chính cùng với đặc điểm lý-hóa học của chúng đã giúp hình thành Trung tâm thông tin & tư liệu đất Việt Nam qui mô và chất lượng quốc tế.  

 

 

Để góp phần thực hiện hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong vòng 10 năm tới VAAS sẽ phấn đấu để trở thành một viện khoa học nông nghiệp đa ngành, đủ năng lực giải quyết đồng bộ các vấn đề về khoa học công nghệ phát sinh trong chuỗi nghiên cứu-SX-thương mại. Xây dựng viện thành trung tâm đào tạo cán bộ khoa học cao cấp cho đất nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi hoạt động của viện là nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.

Các nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng theo vùng đặc thù đã giúp xây dựng các qui trình sử dụng phân bón hiệu quả hơn; quan trắc và phân tích môi trường đất cả nước cho phép lập cơ sở dữ liệu về nền môi trường của các loại đất chính giúp quản lý, khai thác và bảo vệ đất một cách hiệu quả.

Phương hướng hoạt động của VAAS đến 2020

1. Công tác chọn tạo giống mới vẫn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt giống thích ứng với biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh, ngắn ngày, chất lượng đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường. 

2. Nghiên cứu phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm; ưu tiên cho nghiên cứu các công đoạn mang lại hiệu quả cao nhất trong chuỗi giá trị, cũng như đầu tư cao cho nghiên cứu tại các vùng SX hàng hóa trọng điểm. Tập trung nguồn lực để phát triển công nghệ phục vụ sản phẩm Quốc gia.

 

3. Nghiên cứu quản lý cây trồng tổng hợp, kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến để đạt năng suất tối đa và hiệu quả kinh tế tối đa, góp phần thu hẹp chênh lệnh về năng suất và hiệu quả giữa các vùng. Nghiên cứu cơ sở khoa học và mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao phù hợp cho từng vùng sinh thái.

 

4. Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp với tiếp cận tổng hợp kinh tế-xã hội-môi trường, cũng như thể chế tổ chức SX nông hộ, các loại hình hợp tác trong nông thôn, hiệp hội ngành hàng để đề xuất mô hình SX phù hợp với tầm nhìn mới về nông nghiệp.

 

5. Nghiên cứu giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến SX nông nghiệp và giải pháp thích ứng. Nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu phù hợp cho SX nhiên liệu sinh học ở VN...

 

 

  Theo Nông nghiệp Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay16,841
  • Tháng hiện tại1,129,809
  • Tổng lượt truy cập92,303,538
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây