Học tập đạo đức HCM

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Loay hoay, ì ạch

Chủ nhật - 09/09/2012 22:13
Sau hơn 2 năm triển khai Đề án 1956 (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn), dù chỉ tiêu mỗi năm đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn đã được hạ xuống một nửa so với mục tiêu đề ra, nhưng nhiều địa phương vẫn lúng túng.
Số lượng lao động được đào tạo nghề
không đạt mục tiêu đề ra rất đáng lo ngại
Ảnh: Hoàng Long
Đào tạo đạt 28,4%
 
Đề án 1956 với tổng kinh phí 25.980 tỷ đồng kéo dài từ 2010-2020 với mục tiêu mỗi năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn với mong muốn mở ra nhiều cơ hội việc làm tăng thu nhập cho nông dân, tuy nhiên sau 2 năm đầu triển khai đã phải hạ thấp chỉ tiêu đào tạo xuống. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, năm 2012 theo kế hoạch, sẽ tổ chức dạy nghề cho 594.925 LĐ nông thôn. Nhưng đến nay, kết quả đạt được rất thấp.
 
Ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, 6 tháng đầu năm mới có 49 địa phương báo cáo dạy nghề cho 135.397 lao động, so với kế hoạch của 49 địa phương (476.164 người) mới chỉ đạt 28,4%. Không ít tỉnh chỉ đạt 3-5% so với kế hoạch. Báo cáo chung của các tỉnh cũng cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ không đạt, trong đó kế hoạch chính dạy nghề cho 500.000 lao động nông thôn và bồi dưỡng 100.000 cán bộ cấp xã có nhiều khả năng không thực hiện được.
 
Bộ LĐTBXH cho biết: Mọi sự chậm trễ đều bắt nguồn từ việc quá chậm trễ trong việc phân bổ kinh phí đào tạo. Ngày 29-4, Thủ tướng Chính phủ mới có Quyết định giao dự toán ngân sách. Tới ngày 7-5, Bộ LĐTBXH có văn bản hướng dẫn các chỉ tiêu, nhiệm vụ cho công tác dạy nghề và tới ngày 18-6, Bộ Tài chính mới có hướng dẫn về việc dự toán, sử dụng kinh phí, trong đó có việc ban hành Thông tư 128 sửa đổi một số điều trong Thông tư 112, hướng dẫn việc thực hiện tài chính theo Đề án 1956. Nhiều tỉnh còn lo ngại, Thông tư 117 của Bộ Tài chính không cho chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau, với 4 tháng còn lại, rất khó có thể giải ngân hết số tiền đã được bố trí để dạy nghề cho nông dân. Không có kinh phí đó là lý do nhiều tỉnh lần chần, ì ạch trong triển khai đào tạo nghề cho lao động.
 
Hỗ trợ tìm việc làm mới quá mờ nhạt
 
Thực trạng số lượng lao động được đào tạo không đạt mục tiêu đề ra rất đáng lo ngại, nhưng điều làm người dân không mặn mà với việc được miễn phí học nghề đó là "đầu ra” của học nghề. Bộ LĐTBXH cho biết, trong các tháng đầu năm 2012 có 91.486 người đã học xong, tỷ lệ có việc làm đạt 82%, số được doanh nghiệp tuyển dụng là 14.656 người, đạt 19,5%, còn số tự tạo việc làm, học xong làm nghề nông nghiệp chiếm tới 54%, còn lại là tạo việc làm bằng các hình thức khác. Nếu căn cứ vào số liệu này, rõ ràng hầu hết lao động qua đào tạo đã tìm được việc làm mới, hoặc đã tự đổi mới công việc của mình.
 
Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra nghi ngờ về con số có việc làm sau đào tạo này, bởi số học nghề nông rồi lại tiếp tục làm nông nghiệp vẫn khá lớn. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ cho nông dân đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất nông nghiệp sau học nghề vẫn còn rất mờ nhạt. Số liệu có thể đánh giá rõ ràng nhất là việc hỗ trợ vốn vay sau đào tạo - là một nội dung rất quan trọng trong Đề án 1956 là mới chỉ có 2.215 hộ được vay với tổng vốn 18,6 tỷ đồng. Con số này còn rất thấp so với nhu cầu của lao động. Về vấn đề nông dân không gõ cửa ngân hàng dù những chính sách hỗ trợ đã mở cửa chào đón, ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho biết: Hàng năm, Ngân hàng bố trí khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay sinh viên, 17 tỷ đồng thực hiện cho vay sau đào tạo nghề theo Đề án này là cực kỳ nhỏ so với tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, rất ít nông dân quan tâm với nguồn vốn vay ưu đãi mà họ được hưởng này. Không có con số cụ thể về việc DN thu hút lao động nông thôn thế nào; trong khi khoản tiền vay hỗ trợ việc làm lại không được người dân lưu tâm, vậy bằng chứng gì cho thấy người học nghề đã có nghề, sống ổn định với nghề mới?
 
Tại hội nghị giao ban toàn quốc thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn diễn ra vào cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã bày tỏ "rất đáng lo ngại” về số lượng cũng như chất lượng đào tạo nghề. Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ LĐTBXH gửi ngay công văn đốc thúc các tỉnh triển khai quyết liệt Đề án.
Lục Bình
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,123,052
  • Tổng lượt truy cập92,296,781
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây