Học tập đạo đức HCM

Ách tắc nông sản: Một phần lỗi quy hoạch ở địa phương

Thứ năm - 04/06/2015 03:34
Thứ trưởng Bộ Công thương: Phải làm rõ vai trò chính quyền địa phương ở đâu trong việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch

 

Nông sản bị ắch tắc và rớt giá đang xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Nguyên nhân là người dân trồng ồ ạt những cây có giá trị cao không theo hoặc không có quy hoạch trong thời gian ngắn. Dư luận đang đặt câu hỏi: Trách nhiệm và vai trò của chính quyền địa phương các cấp ở đâu khi người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi cơ cấu cây trồng?

Ùn tắc nông sản không còn là chuyện lạ mỗi khi đến mùa vụ

Nhiều năm qua, cây mía tím giúp người dân huyện Tân Lạc, Cao Phong,Lạc Sơn, Yên Thủy, Đà Bắc (Hòa Bình) xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập ổn định. Thế nhưng, năm nay, đầu ra của cây mía đang bị thu hẹp, giá thu mua rớt từ 5.000 đồng xuống 1.000 đồng/cây, giảm 50-60% so với năm ngoái. Người dân đứng ngồi không yên vì không tiêu thụ được mía. Trời nắng ngắt, hàng chục héc ta mía tím dần chuyển màu vàng úa. Công sức lao động cả vụ mía vất vả của người dân có nguy cơ “cháy” trụi quắt queo biến thành củi đốt. Dọc hai bên Quốc lộ 6, hàng trăm hộ dựng tạm lều lán dựng mía mong vớt vát bán cho khách qua đường. Do trước đây mía tím được giá nên người dân đua nhau mở rộng diện tích dẫn đến thực trạng trên.

Ông Bùi Văn Minh, ở xã Tử Nê cho biết: “Mấy năm nay, ở xã bế tắc đầu ra, chưa đảm bảo đầu ra sản phẩm nông sản cho người dân, trong đó mía tiêu thụ kém. Mía tím đang tiêu thụ kém, còn mía ép nước so với các năm khác đều rẻ hơn. Các năm trước, nhiều hộ dân trồng nhiều mía bởi thấy cái cây nào có lợi để có thêm thu nhập. Họ trồng trên diện tích cấy lúa bấp bênh và chuyển đổi đất cây trồng keo lâu năm sang trồng mía”.

Không chỉ riêng cây mía, hầu như các mặt hàng nông sản có giá trị cao ở tỉnh Hòa Bình đều trong tình trạng vượt quy hoạch, trong đó có diện tích cây có múi  như cam, bưởi. Nguyên nhân là do  giá trị 1 héc ta trồng hai loại cây này đều cho thu nhập cao hơn trồng rừng. Hiện, người dân trồng bưởi có thu nhập đạt 300 triệu đồng/ha, với giá bán gần 50.000 đồng/quả. Huyện Tân Lạc được quy hoạch vùng sản xuất trọng điểm trồng cây bưởi. Năm 2013, Thường vụ Huyện ủy Tân Lạc ban hành Nghị quyết số 10 về phát triển sản xuất bưởi da đỏ, da xanh, nêu rõ đến năm 2015 phấn đấu đạt diện tích là 200 ha. Tuy nhiên, đến thời điểm này, diện tích trồng bưởi đã tăng từ 60 héc ta lên đến 430 héc ta và như vậy đã vượt 130 héc ta so với quy hoạch đề ra. Không chỉ cải tạo vườn tạp, đất lúa kém hiệu quả, người dân tự ý chuyển đất rừng trồng cây lâm nghiệp sang trồng cây bưởi, thậm chí có nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh khác về thuê đất để trồng loại cây này.

Ông Bùi Văn Sinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thanh Hối, cho biết, đầu năm nay, các hộ dân dự định xin chuyển đổi 10 ha đất rừng sang trồng bưởi, nhưng đến nay đã vượt quá 20 ha: “Hiện xã Thanh Hối thống kê trên 50 hộ muốn chuyển mục đích từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp. Ngày xưa trồng keo không hiệu quả, người ta chuyển trồng cây bưởi.  Bây giờ đang có hiệu quả cây bưởi, chưa biết sau này bưởi không hiệu quả người ta trồng cây gì cũng chưa nắm được”.

Chặt cây keo trồng cây bưởi, cứ ở đâu đất tốt còn trống thì người dân đặt luôn cây vào đó. Do người nông dân được giao quyền tự chủ sản xuất nên ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương chỉ khuyến cáo và không thể đưa ra các biện pháp xử lý mạnh tay hơn.

Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc có trách nhiệm như thế nào trong việc giám sát người dân sản xuất tuân theo quy hoạch, đặc biệt là xử lý các trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái với quy định của Luật đất đai? Ông Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc thừa nhận chính quyền địa phương đã nhận được thông tin này nhưng vẫn chưa đưa ra biện pháp giải quyết hữu hiệu.

“Đến nay, chúng tôi mới chỉ nhận được vài đơn thôi, việc xin chuyển và phát hiện vi phạm mới chỉ dừng lại rà soát và thống kê các hộ này, đến nay chưa xử lý một trường hợp cụ thể nào. Bên cạnh đó có cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp từ bên ngoài vào mua đất, tự ý san ủi tạo mặt bằng trồng, UBND huyện đã có công văn nhắc nhở” – ông Bùi Văn Nhỏ nói.

Theo Nghị quyết số 14  của Tỉnh ủy Hòa Bình: hơn 80% lượng nông sản chủ yếu tiêu thụ trong nội tỉnh, do các tiểu thương mua trực tiếp của người sản xuất theo giá thỏa thuận. Tỷ lệ giao dịch mua bán hợp đồng hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm rất thấp, tính pháp lý không cao, dễ bị vi phạm. Đáng lưu ý là tình trạng được mùa, sản xuất nhiều bị rớt giá vẫn xảy ra lượng cung tại thị trường nội địa vẫn vượt so với cầu.

Ông Vương Đắc Hùng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình, cho biết:  Trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình sẽ tập trung chỉ phát triển ở những vùng thuận lợi, chú trọng chất lượng, chứ không chạy theo số lượng, tránh tình trạng được mùa mất giá. Trong đó ưu tiên hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trồng cây có múi có quy mô diện tích hơn 2 héc ta trong vùng quy hoạch sản xuất.   

Trước tình trạng các địa phương phá vỡ quy hoạch sản xuất nông sản ,  Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nêu ý kiến phải làm rõ vai trò chính quyền địa phương ở đâu trong việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch? Chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư đúng mức cho cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp hay chưa?

Rõ ràng, không thể đổ hết lỗi cho người dân tự ý “xé rào” trồng cây vượt diện tích theo quy hoạch sản xuất. Trong khi, chính quyền các địa phương còn yếu về năng lực xây dựng quy hoạch “đọc tín hiệu thị trường” chỉ bằng cách tiên lượng với các giải pháp còn chung chung, chưa cụ thể thì vẫn không có ai chịu trách nhiệm. Đặc biệt là vai trò chưa quyết liệt của chính quyền địa phương trong việc định hướng và kiểm soát hoạt động sản xuất của bà con nông dân cũng như doanh nghiệp.

Theo kinhtenongthon.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm160
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại244,662
  • Tổng lượt truy cập85,151,698
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây