Học tập đạo đức HCM

Phủ xanh tường ngoài giúp cách nhiệt, giảm tiêu thụ năng lượng cho công trình

Thứ năm - 04/06/2015 03:08
(Xây dựng) - Việc phủ cây xanh trên các bức tường bên ngoài (còn được gọi là mặt tiền xanh, tường xanh) đang được nhìn nhận như một cách tăng tính cách nhiệt cho bề mặt công trình. Đây cũng là một cách trang trí thêm cho công trình hiện hữu mà không làm tăng chi phí như các biện pháp cách nhiệt nội ngoại thất truyền thống.

Theo TS. KTS Trần Văn Sơn, bề mặt cứng của bê tông và kính làm tăng dòng chảy của nước mưa vào hệ thống thoát nước. Trong khi đó, cây giữ nước trên bề mặt lá của chúng lâu hơn VLXD. Các quy trình thoát hơi nước và bay hơi của lá cây bổ sung nước vào không khí. Quá trình này đem lại một bầu không khí dễ chịu hơn trong khu vực đô thị.

KTS Sơn cho biết: Giữa mặt tiền và các lớp màu xanh lá cây thẳng đứng dày đặc (cả loại cắm rễ vào đất và loại không cắm rễ vào đất) có một lớp không khí tĩnh. Lớp không khí tĩnh này có tác dụng cách nhiệt. Do đó mặt tiền xanh có vai trò như một lớp cách nhiệt thứ hai cho công trình.

Các thảm thực vật còn ngăn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên mặt tiền công trình, đảm bảo cho nhiệt độ trong nhà thấp hơn bên ngoài. Vào mùa Đông, hệ thống này làm việc theo chiều ngược lại, bức xạ nhiệt của các bức tường bên ngoài bị ngăn bởi thảm thực vật xanh.

Ngoài ra, những tán lá dày đặc sẽ làm giảm tốc độ gió dọc theo mặt tiền, do đó cũng giúp những bức tường luôn mát.

Kết quả các nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ không khí bên trong giảm 0,5 độ C sẽ làm giảm việc sử dụng điện cho điều hòa không khí lên đến 8%.

Tường xanh và mái sẽ làm giảm nhiệt độ không khí cục bộ theo hai cách khác nhau. Đầu tiên là bề mặt phủ xanh hấp thụ năng lượng nhiệt từ mặt trời ít hơn. Thứ hai, tường xanh và mái nhà sẽ làm mát không khí thông qua sự bốc hơi của nước.

Cũng theo KTS Sơn, bề mặt xanh với thảm thực vật để ngăn các bức xạ có thể làm giảm sự nóng lên của bề mặt cứng, đặc biệt là ở khu vực đô thị đông đúc.

Trong khu vực đô thị, tác động của sự thoát hơi nước và bóng cây sẽ làm giảm đáng kể lượng nhiệt có thể được tái bức xạ bởi mặt tiền công trình và các bề mặt cứng khác. Bên cạnh đó lớp thực vật xanh cũng sẽ làm giảm lượng ánh sáng tia cực tím chiếu vào VLXD.

Vì ánh sáng tia cực tím phá hoại VLXD và đặc tính cơ học của lớp phủ, sơn, nhựa… nên lớp thực vật có một tác dụng có lợi, tạo ảnh hưởng tốt đến chi phí bảo trì tòa nhà. Lớp phủ xanh càng dày thì hiệu quả càng cao.

Theo các chuyên gia, việc phủ xanh bề mặt công trình có tác dụng có lợi trên các tính chất cách nhiệt của các tòa nhà thông qua điều chỉnh nhiệt độ bên ngoài.

Giá trị cách nhiệt của bề mặt phủ xanh theo chiều dọc có thể được tăng lên bằng nhiều cách. Duy trì một lớp không khí bên trong tán lá cây, bề mặt tòa nhà sẽ được làm mát vào mùa Hè và ấm vào mùa Đông. Phủ thảm thực vật lên bề mặt công trình, cái nóng mùa Hè bị ngăn không cho tác động lên công trình và vào mùa Đông thì nhiệt bên trong bị ngăn chặn thoát ra ngoài, do gió làm giảm hiệu quả năng lượng của một tòa nhà tới 50%. Lớp phủ xanh sẽ hoạt động như một bộ đệm, ngăn gió không di chuyển dọc theo bề mặt công trình.

Nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Delft (Đức) nhằm phân loại những lợi ích nhiệt của mặt tiền phủ xanh hoặc các hệ thống trồng cây được thực hành trong điều kiện giới hạn cũng cho thấy: Các dữ liệu thu được có thể được sử dụng trong các công cụ kỹ thuật cho các KTS, chủ đầu tư… để tính toán sử dụng tường xanh như một lớp cách nhiệt bổ sung.

Dẫu vậy, các KTS cũng cho rằng, một mái nhà trồng cây góp phần vào sự cách nhiệt của một tòa nhà nhưng nó không thể thay thế lớp cách nhiệt.

Thanh Huyền
theo baoxaydung

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại242,266
  • Tổng lượt truy cập85,149,302
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây