Học tập đạo đức HCM

Đừng thêm gánh nặng cho dân

Chủ nhật - 31/05/2015 21:46

Đừng thêm gánh nặng cho dân

“Xe dân mua, đường dân làm, sao lại thu phí?” - Câu hỏi của một vị đại biểu Quốc hội đoàn TP Hồ Chí Minh được hàng loạt các bài báo dẫn lại trong phiên thảo luận tổ về dự án Luật phí và lệ phí tuần qua.
Đây được coi là một trong số những dự luật rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh tình trạng phí chồng phí, thu phí tràn lan, vô lý khiến người dân phải oằn mình gánh chịu.
Ví dụ mà đại biểu nêu ra đặt ra trong một trường hợp cụ thể tại TP Hồ Chí Minh để minh chứng cho sự vô lý của phí đường bộ đã được nhiều đại biểu tán đồng. Thực tế đối với loại phí bảo trì đường bộ đối với mô-tô, xe máy, ngay tại Hà Nội cho thấy, không phải lúc nào việc thu các loại phí cũng được "xuôi chèo mát mái". Năm nay là năm thứ ba triển khai thu phí này, song theo đánh giá của nhiều quận, huyện, đây là loại phí khó thu, vướng mắc ngay từ khâu kiểm đếm ban đầu. Chưa kể, rắc rối chuyện xe ngoại tỉnh, xe không chính chủ, đã từng nộp lệ phí ở quê... có những phương tiện không được sử dụng nữa rất khó xác minh, khiến cho việc thu phí này vẫn rất khó khăn, rắc rối.
Đây chỉ là trường hợp phí bảo trì đường bộ. Quá nhiều khoản đóng góp đang trở thành gánh nặng đối với người dân. Đơn cử như phí trông giữ xe, dù đã được quy định cụ thể nhưng người dân vẫn thường xuyên phải nộp cao hơn giá quy định, hiện tượng này xảy ra phổ biến ở nhiều nơi trên cả nước. Rồi người dân còn phải gánh cả phí lòng, lề đường; rồi phí an ninh trật tự, phí phòng chống bão lụt… Mới đây, một loạt các loại phí khác như phí BOT đường bộ đang mọc lên dày đặc với mức thu rất cao.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam nằm trong số những nước có mức thu thuế và phí cao, mỗi người dân phải gánh tỷ lệ chịu thuế, phí/GDP cao gấp 1,4 -3 lần so với các nước. Pháp lệnh phí và lệ phí đã áp dụng hơn 13 năm qua, bộc lộ nhiều bất cập đến nay được “cải thiện” nâng lên thành Luật được rất nhiều người dân mong chờ bãi bỏ những khoản phí không hợp lý. Nhưng khi Dự thảo luật đưa ra, vẫn còn rất nhiều các khoản phí chồng phí hoặc phí vô lý chưa được gỡ bỏ như lệ phí cấp biển số nhà, phí phòng chống dịch bệnh,  phí cập cảng, phí neo đậu, phí lưu trú… thậm chí có loại mà đến đại biểu Quốc hội đọc cũng không hiểu nổi.
Dự thảo Luật đưa ra danh mục 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí nhưng mới chỉ là những quy định chung chung, theo lĩnh vực. Còn nếu tính cụ thể của Luật này thì phải có đến hơn trăm khoản phí và vài trăm lệ phí… Việc chuyển nhiều loại phí sang cơ chế giá, cũng được nhiều đại biểu đề nghị làm rõ lộ trình, cách thức, cũng như cơ chế quản lý đối với những loại phí ảnh hưởng nhiều đến dân sinh như học phí, viện phí.
Khi Quốc hội bàn thảo về luật này, bên ngoài nghị trường, rất nhiều người dân dõi theo quan tâm. Các đại biểu Quốc hội đã nói lên nỗi niềm của người dân. Phí và lệ phí là một nguồn thu cho ngân sách, Nhà nước không thể hoàn toàn lo nổi tất cả các vấn đề do ngân sách hạn hẹp, người dân phải tham gia đóng góp cùng Nhà nước. Tuy nhiên, cũng phải trên tinh thần nuôi dưỡng, khuyến khích động viên chứ không nên tận thu. Với ý nghĩa đó người dân tham gia mức độ nào thì phải công khai, minh bạch và giảm gánh nặng cho người dân. Luật cũng phải quy định trách nhiệm và chế tài xử lý rõ ràng để bảo vệ quyền lợi cho người dân.
nguồn: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay50,983
  • Tháng hiện tại881,710
  • Tổng lượt truy cập92,055,439
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây