Học tập đạo đức HCM

Thanh Trì, cuộc đua về đích: Có thực chất, dân mới ủng hộ

Thứ hai - 25/05/2015 20:10
Hiếm có một phong trào nào khi đi vào cuộc sống mà được người dân hưởng ứng, đồng thuận mạnh như xây dựng NTM./ Cánh đồng của những nụ cười
Thanh Trì, cuộc đua về đích: Có thực chất, dân mới ủng hộ
Câu chuyện cứ râm ran từ đầu làng đến cuối xóm với một hấp lực đến khó tả bởi nó liên quan đến những thứ thiết thực nhất, bức thiết của người dân từ cơ sở hạ tầng, SX, môi trường đến thu nhập, giáo dục, văn hóa. Hơn ai hết, người dân cảm nhận được chất lượng sống nâng lên từng ngày và họ tự nguyện tham gia một cách tích cực vào quá trình ấy. Phát huy mô hình nhân dân hiến đất và đóng góp ngày công lao động làm đường làng ngõ xóm nên dù giữa thời buổi “tấc đất, tấc vàng” mà vẫn có 8.110m2 đất được hiến và 207.482 ngày công lao động được huy động để giúp cho Thanh Trì (Hà Nội) hoàn thành nâng cấp, cải tạo 125,78 km đường giao thông nông thôn. Về cơ sở vật chất, huyện đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 14 trường nâng tổng số trường chuẩn trên địa bàn lên 48 trường đạt tỷ lệ 75%, xây dựng và cải tạo 46 nhà văn hoá, đầu tư xây dựng mới 16 chợ. Về văn hoá xã hội, toàn huyện có 88,5% hộ gia đình văn hoá, 76,5% thôn làng văn hoá, 66% tổ dân phố văn hoá, 100% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Qua 5 năm thực hiện xây dựng NTM, Thanh Trì đã có 10/15 xã đạt chuẩn. Địa phương này đang thể hiện rõ sự quyết tâm phấn đấu thêm 5 xã đạt chuẩn nữa để về đích là huyện NTM trong năm 2015. Thách thức vẫn còn rất nhiều đối với huyện như chuyển đổi cơ cấu SX còn chậm, khó khăn trong việc xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội tại 3 xã vùng bãi nằm trong vùng quy hoạch thoát lũ, chưa thu hút được rộng rãi các hộ, các DN tham gia vào đầu tư… Chính vì thế buổi làm việc với Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng là một dịp để lãnh đạo huyện Thanh Trì kiến nghị, đề xuất như có cơ chế đặc thù để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại 3 xã vùng bãi, đơn giản về thủ tục trong việc nhận tiền đấu giá đất, bố trí kinh phí cho công tác đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, cải thiện tình trạng thiếu nước sạch và ô nhiễm môi trường ở các dòng sông… Phát biểu tại buổi họp, bà Ngô Thị Thanh Hằng đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà Thanh Trì đã đạt được trong xây dựng NTM. Năm 2015, Thanh Trì có thể là địa phương về đích thứ hai của Hà Nội đạt tiêu chuẩn huyện NTM. Là vùng trũng có nhiều ao hồ, giáp nhiều con sông lớn vì vậy huyện cần tập trung phát huy lợi thế để phát triển các vùng SX cũng như chú trọng bảo vệ môi trường, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân. Trong SX cần chú trọng ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hoá đồng bộ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, phát huy lợi thế làng nghề để tăng thu nhập cho bà con. Trong chính trị, cần không ngừng kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng từ cấp thôn đến xã và huyện. Đối với nhóm kiến nghị của huyện với thành phố, các sở ngành cần tập trung giải quyết dứt điểm như điện SX ở xã Vạn Phúc, nước sạch ở xã Vĩnh Quỳnh, quy hoạch vùng giãn dân, xây dựng trụ sở làm việc, trường học cho các xã vùng bãi... Đối với những kiến nghị liên quan đến vốn, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, giao Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với các Sở Tài chính, NN-PTNT tham mưu, đề xuất thành phố có biện pháp tháo gỡ. Các sở, ngành cũng cần có hướng dẫn việc sử dụng tiền đấu giá quyền sử dụng đất, kinh phí đo đạc đất để huyện phân bổ cho các xã đang gặp khó khăn về vốn phục vụ cho xây dựng NTM, tạo ra sự phát triển chung giữa các xã. Về giải quyết vấn đề môi trường, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cần đẩy nhanh tiến độ các dự án, cần xây dựng kế hoạch về cắm mốc giới bảo vệ các con sông, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, xử lý việc xả thải rác, nước thải độc hại ra môi trường. Về quy hoạch chợ bán buôn, Sở Công thương cần rà soát lại quy hoạch chợ bán buôn chung của thành phố từ đó nghiên cứu dựa trên đề xuất của huyện để điều chỉnh quy hoạch tạo thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế, giao thương của huyện… (Hết)...
 Theo NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập435
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,060
  • Tổng lượt truy cập92,034,789
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây