Học tập đạo đức HCM

Truy xuất nguồn gốc: Cơ sở nhỏ lẻ gặp khó khăn

Thứ tư - 27/05/2015 22:38
Chiều nay (27/5), tại Hà Nội, Tiểu ban Thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản- Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã tổ chức Đối thoại về an toàn thực phẩm (ATTP) tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc và thực thi pháp luật

Phát biểu tại Hội nghị, ông Alexander Kliegl- Chủ tịch Tiểu ban kinh doanh thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản- - Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết, an toàn thực phẩm (ATTP) hiện vẫn là vấn đề đối với Việt Nam. Năm 2014, các Ủy ban thương mại trong Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hoa Kỳ nhận được rất nhiều cảnh báo về các chuyến hàng hải sản có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép. Sang năm 2015, cũng có nhiều vấn đề đối với hàng xuất khẩu được báo cáo đối với hàng xuất khẩu sang Saudi Arabia, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Từ tháng 1 năm 2015 đến nay, Hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm và thức ăn (RASSF) của EU đã từ chối 21 sản phẩm đến từ Việt Nam tại biên giới của một trong các thành viên EU. 17 sản phẩm  khác đã bị ngăn chặn và cần phải cung cấp thêm thông tin trước khi có thể đưa ra quyết định. Năm  2014, 130  sản phầm không được phép nhập khẩu trực tiếp vào EU. Khoảng 51 chuyến hàng chứa dư lượng hóa chất và kháng sinh quá cao, tăng 7 lần so với 2013.

Trong một cuộc thăm dò dư luận được tiến hành bởi Tổ chức Ngành thực phẩm châu Á (FIA) vào ngày 16/4/2015, ATTP được xếp là vấn đề hàng đầu sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với sở thích tiêu dùng tại châu Á trong năm 2015/2016. Sản phẩm của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu gây tổn hại đến uy tín sản phẩm Việt Nam nói chung. Một nguyên nhân phải kể đến là do các nước nhập khẩu đã đặt tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn mà sản phẩm trong nước có thể đáp ứng. Vấn đề ATTP không chỉ gây lo lắng cho những người quản lý của các công ty thực phẩm, người dân trong nước cũng rất lo ngại về vấn đề này.

Nâng cao hiệu quả về ATTP thì truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hùng Long- Phó Cục trưởng Cục ATTP- Bộ Y tế cho biết, hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc các doanh nghiệp lớn hầu như không gặp khó khăn, các doanh nghiệp lớn thường có hệ thống quản lý và sổ sách ghi chép, lưu giữ nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm và quá trình sản xuất, phân phối lưu thông. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn đã được các cơ quan chức năng kiểm tra trong quá trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện và công bố sản phẩm. Tuy nhiên, đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, rất khó khăn cho việc thực hiện vì rất nhiều mặt hàng, nhất là nông, lâm thủy sản được mua từ nhiều nguồn khác nhau, hộ gia đình tự sản xuất rồi bán lại, không có hệ thống quản lý, sổ sách. Bên cạnh đó, đối với kinh doanh thực phẩm nhập khẩu vào thị trường trong nước, chủ yếu dựa vào hồ sơ doanh nghiệp, hầu như chỉ truy xuất được tới đơn vị xuất khẩu, khó có điều kiện kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất ở nước xuất khẩu. Ông Long nhấn mạnh, hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Luật ATTP, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện việc truy xuất theo quy định.

Bà Võ Ngân Giang- Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực liên hợp quốc (FAO) chia sẻ, chỉ riêng hệ thống thí điểm truy xuất nguồn gốc gia cầm tại TP. HCM cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều đầu mối thông tin nhưng thiếu một số thông tin cơ bản hoặc thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các đầu mối quản lý thông tin. Không có cơ sở dữ liệu để quản lý và chia sẻ thông tin về vận chuyển và kinh doanh gia cầm giữa các tỉnh khác nhau. Không có mã số thống nhất cho cơ sở giết mổ và nhà phân phối, và bản thân quản lý tại nội bộ cơ sở giết mổ có vấn đề, “gà vào lô 1 trộn với lô 2 dẫn đến lẫn lộn khó khăn cho truy xuất ngược”, bà Giang cho biết….

Theo ông Nguyễn Xuân Dương- Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT), vấn đề truy xuất nông sản ở Việt Nam là hết sức cần thiết, nhưng làm thế nào để chuyển thành hành động thực tế. Ở đây cần đến hai yếu tố gồm: động lực là do người tiêu dùng và áp lực từ cơ quan quản lý. Trên cơ sở áp dụng cả 2 yếu tố này cộng lại mới có thể áp dụng truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả tại Việt Nam.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập645
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm644
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại792,242
  • Tổng lượt truy cập93,169,906
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây