Học tập đạo đức HCM

Cá cười, người khóc

Thứ sáu - 05/07/2013 04:11
4.000 tấn cá chẽm của nông dân xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi bị kẹt, không mấy ai mua. Mỗi ngày cá chẽm ngốn hàng triệu đồng tiền ăn của mỗi hộ nuôi. Tình cảnh này kéo dài chưa biết đến bao giờ.

Vui buồn cá chẽm

Cá chẽm được nông dân tại cửa biển Sa Kỳ thuộc xã Tịnh Kỳ huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi nuôi từ 6 năm trước. Ban đầu chỉ là những hộ nhỏ lẻ tìm vận may con cá thay cho con tôm giật lùi. Năm đầu tiên nuôi không thành công, năm thứ hai có kinh nghiệm nên con cá chẽm bắt đầu trở thành vật nuôi khả quan cho nông dân xóa đói giảm nghèo. Ông Nguyễn Túc, một trong những hộ nuôi đầu tiên cho biết, con cá này ít bị bệnh tật. Bên cạnh đó nông dân có sẵn hồ nuôi tôm nên thả cá xuống nuôi luôn, không cần đầu tư tốn kém từ đầu.

Nông dân thu hoạch cá chẽm

Những năm tiếp theo, thấy nông dân nuôi cá chẽm có thu nhập khá, người dân địa phương bắt đầu làm sạch hồ tôm để mở rộng nuôi cá. Khoảng 100 hộ nuôi cá trên diện tích 30 ha. Khu vực này cạnh cửa biển Sa Kỳ, nguồn nước ra vào thường xuyên nên nông dân thuận lợi trong việc nuôi trồng và nguồn nước ít bị ô nhiễm.

Năm 2012 được coi là đỉnh cao của nghề nuôi cá chẽm. Cả làng ồn ào chuyện nuôi cá 9 tháng mà hộ nào cũng kiếm được 200 - 300 triệu đồng. Đối với người nông dân, số tiền này quá lớn và như nằm mơ. Ông Thành, một nông dân cho hay: "Thật ra cũng không cực khổ gì lắm. Nó chỉ khác nghề nuôi tôm là cả nhà phải đi nuôi cá. Nuôi con cá cần nguồn nhân lực hơn nuôi con tôm". Cứ sáng sớm, người nuôi cá chẽm xuống bến mua cá về cắt. Khi cá lớn thì phải mất vài giờ mới cắt xong 100 kg cá tươi ném xuống hồ cho cá chẽm ăn.

Nông dân ồ ạt nuôi cá chẽm. Diện tích tại địa phương không còn, nhiều người đầu tư số tiền lớn để thuê hồ nuôi tại địa phương khác. Hồ nuôi tôm bỏ không rất nhiều nên người ta thuê hồ để nuôi cá với giá không cao. Bên cạnh đó,  nông dân các địa phương cũng muốn nhân cơ hội đó học nghề nuôi cá nên giao hồ cho nông dân nuôi cá. Năm 2012, nông dân càng nuôi nhiều càng lãi. Nhưng năm 2013 càng nuôi nhiều thì càng lỗ nặng. Nguyên nhân của việc lỗ cá chẽm xuất phát từ việc đại hạ giá, không có đầu ra, thức ăn tăng gấp đôi. Niềm vui chưa lâu, người nông dân lại phải lặn lội với bế tắc con cá chẽm.

         

Tạm biệt cá chẽm

Chúng tôi đến vùng nuôi cá chẽm vào một buổi trưa nắng gắt, nông dân đang thu hoạch cá chẽm từ 2 hồ của ông Quang và ông Túc. Đây là 2 trong số rất ít hồ cá tìm được đầu ra. Nông dân ở đây cho biết, đó là người nhà chủ nậu nên được ưu ái mua trước. Còn hàng trăm hồ khác thì chạy tới chạy lui cũng không có ai chịu mua. Trong khi đó mỗi ngày cá ăn hết tiền triệu.

Cá chẽm đang rớt giá

Gọi vào số điện thoại của một chủ nậu để hỏi thăm tình hình mua gom cá chẽm bị ế. Điện thoại báo không trả lời. Nông dân ở đây cho biết, mấy năm trước, chủ nậu trả tiền trước cho nông dân 50% rồi mới mua cá; năm nay dẫu tốt mời  cũng không mấy ai mua. Hồ cá vài trăm triệu đồng chẳng lẽ để nuôi làm cảnh?

Hồ cá của ông Túc rộng 8 sào, nuôi 8.000 con. Sau khi xuất bán, ông Túc cho biết: "Cả gia đình 4 người tập trung nuôi cá trong vòng 10 tháng. Công cán đó không tính thì trừ mọi chi phí, tôi còn bị lỗ 30 triệu đồng. Những hộ khác thì bị lỗ 50 - 60 triệu đồng". Cá chẽm có thịt dai, vị béo, nước cá rất ngọt, thịt cá chẽm rất thơm ngon. Thị trường cá chẽm chủ yếu là xuất khẩu. Nhưng nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc cá chẽm không bán được thì nông dân chỉ biết lắc đầu mà rằng: Chủ nậu không mua vì hàng vào Nha Trang bán không chạy!

>> Hiện nay, cá chẽm có trọng lượng từ nửa kg đến 9 lạng được mua với giá 49.000 đồng; trọng lượng 1kg trở lên chỉ còn 40.000 đồng; cá dưới nửa kg 30.000 đồng. Bên cạnh đó, giá thức ăn cho cá tăng gấp đôi, 1 kg cá nục làm thức ăn cho cá tăng từ 4.000 đồng lên 9.000 đồng/kg.

Lê Văn Chương
Nguồn: thuysanvietnam.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay19,052
  • Tháng hiện tại342,042
  • Tổng lượt truy cập85,249,078
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây