Học tập đạo đức HCM

Được mùa, mất giá - Vòng luẩn quẩn ngày càng rõ hơn

Thứ bảy - 06/07/2013 21:41
Vụ xuân năm 2013 được coi là một trong những vụ sản xuất thắng lợi. Tuy nhiên, tình trạng được mùa, mất giá đã lặp lại và có phần trầm trọng hơn đối với hầu hết các loại sản phẩm nông nghiệp, trong đó có các sản phẩm chủ lực như: lúa, lạc và sản phẩm lợn thịt. Thực trạng này đã làm cho sản xuất cũng như cuộc sống của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn.

7 sào ruộng, là nguồn thu nhập chính hàng năm của gia đình ông Phan Như Hộ ở xóm Trà Dương, xã Quang Lộc (Can Lộc). Chưa kịp mừng bởi thành quả của một vụ mùa bội thu thì gia đình đã bị hụt hẫng bởi giá lúa quá thấp, lại không thể bán được.

“Người nông dân chúng tôi, mọi thứ chi tiêu trong gia đình, hầu như đều trông chờ cả vào hạt lúa. Mà như vụ này, muốn bán cũng không được chứ đứng nói là đòi giá cao” - Ông Phan Như Hộ bộc bạch.

Được mùa, mất giá - Vòng luẩn quẩn ngày càng rõ hơn

Giá lúa xuống thấp lại khó bán, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn

Tình cảnh của gia đình ông Hộ cũng là nỗi niềm chung của tất cả những người nông dân tỉnh nhà. Những năm trước, mặc dù năng suất không cao bằng vụ này, nhưng giá lúa bán khá, bà con vẫn thu được lãi. Còn năm nay, mặc dù sản xuất gặp nhiều thuận lợi, năng suất đạt cao, nhưng với giá cả như hiện nay (trên dưới 5.000 đồng/kg), nếu có bán được thì tính cả tiền công, người sản xuất vẫn bị lỗ nặng.

Vụ lạc xuân năm nay, năng suất trung bình vượt trội so với các năm trước do bà con mạnh dạn đưa vào sản xuất nhiều giống lạc mới và thực hiện các biện pháp chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật.

Nhìn chung, lạc xuân năm nay được mùa khá toàn diện với năng suất bình quân đạt trên 21 tạ/ha. Tuy nhiên, chỉ sau vụ thu hoạch chưa bao lâu, giá lạc trên thị trường đã liên tục giảm sâu. Từ trên 21.000 đồng/kg, sau vụ thu hoạch, giá lạc chỉ còn trên dưới 15.000 đồng 1 kg. Mấy ngày gần đây, giá lạc đã có sự cải thiện, tuy nhiên chưa đủ để bà con nông dân yên tâm.

Được mùa, mất giá - Vòng luẩn quẩn ngày càng rõ hơn

Giá lạc, sau khi xuống thấp đã có sự cải thiện, tuy nhiên bà con nông dân vẫn chưa yên tâm

Nếu như giá sản phẩm cây trồng bấp bênh do quy luật được mùa rớt giá, thì sản phẩm chăn nuôi lại mất giá vì nhiều lý do khác. Dịch bệnh, tin đồn thất thiệt, rồi thị trường đầu ra… tất cả đã khiến giá lợn hơi dẫm chân tại chỗ, thậm chí còn giảm sâu trong vòng nhiều tháng qua, trong khi đó, giá thức ăn gia súc không những không giảm, mà còn có chiều hướng nhích lên.

Thực trạng này đang làm người chăn nuôi loay hoay chưa tìm ra hướng đi. Hiện tại, nhiều hộ chăn nuôi đang phải “thoi thóp” cầm cự để hy vọng một sự cải thiện nào đó.

Chị Nguyễn Thị Tuyên, một hộ chăn nuôi ở Xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà tâm sự: “Tình trạng giá lợn xuống thấp kéo dài hàng mấy tháng trời đã làm chúng tôi không đủ sức cầm cự được nữa. Lợn chuẩn bị xuất chuồng, càng chống chọi để chờ giá, người nuôi càng lỗ nặng bởi chi phí thức ăn cho hàng trăm con lợn mỗi ngày. Mà bán cũng không xong, do tư thương ép giá”.

Được mùa, mất giá - Vòng luẩn quẩn ngày càng rõ hơn

Đàn lợn gia đình chị Tuyên ở xã Ngọc Sơn đến kỳ xuất bán nhưng chưa có khách mua

Như vậy, trong cùng một thời điểm, người nông dân đang phải hứng chịu nhiều cú sốc. Mặc dù tính chất không mới nhưng bên cạnh sự khốn đốn trước mắt, tình trạng mất kiểm soát từ phía Nhà nước về ổn định giá cả sản phẩm cũng như giá cả các loại phân bón và vật tư nông nghiệp, đã và đang bào mòn tính kiên trì, chịu khó của người nông dân trong đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong lúc Đảng và Nhà nước đang thực hiện chủ trương phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững.

Theo ông Đào Nghĩa Nhuận - Chủ tịch Hội Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp thì, hiện nay vấn đề được mùa mất giá, được giá mất mùa trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành vòng luẩn quẩn và ngày càng thể hiện rõ hơn.

Để giải quyết cơ bản thực trạng này, không thể tiến hành từng khâu, từng mắt xích riêng lẻ, mà phải tính đến một tầm nhìn, một giải pháp có tính chiến lược ở tầm vĩ mô. Trong đó cần chú trọng thực hiện trên 3 chiến lược cốt lõi: Chiến lược về mục tiêu, chiến lược về cạnh tranh và chiến lược về thị trường.

Trong khi chờ đợi một sự đổi thay cơ bản từ phía Nhà nước, tỉnh cần đề ra một hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển quy mô lớn và chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo ổn định giá; định hướng sản xuất tập trung vào những mặt hàng lợi thế và có tính cạnh tranh cao, khả năng tiêu thụ tốt.

Bên cạnh đó, cần có những giải pháp mang tính ngắn hạn như tổ chức điều chỉnh quy hoạch, theo dõi, phân tích thông tin giá cả để cung cấp cho nông dân điều chỉnh sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Theo Baohatinh.vn

 Tags: sản phẩm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập257
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm253
  • Hôm nay36,262
  • Tháng hiện tại214,829
  • Tổng lượt truy cập90,278,222
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây