Học tập đạo đức HCM

Làm cách mạng cho "nông thức"

Thứ bảy - 06/07/2013 22:32
Bài viết "Nông thức" đặt ra vấn đề mang tính cấp thiết của Việt Nam, và phân tích khá súc tích. Nhưng đánh thức nhận thức của nông dân không dễ, bởi vì nó đã ăn sâu từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cần giải quyết vấn đề từ cái gốc của nó, với câu hỏi "Làm thế nào để thay đổi nhận thức đó?".

Câu trả lời, theo người viết là: Nghiêm túc đưa vào chương trình giáo dục con em họ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và 10 - 15 năm nữa sẽ có những cánh đồng mẫu lớn như mong muốn, với những tiêu chí kỹ thuật nâng cao giá trị cho sản phẩm trồng và canh tác.

Công cụ để thực hiện câu trả lời là khuyến khích các ngành học có liên quan nông nghiệp, tài trợ học bổng cho các em đi nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp, liên tục tổ chức cuộc thi thực hành sản xuất tốt, sử dụng ngân sách quốc gia làm giải thưởng trên chính nơi gia đình các em canh tác.

 

GS-TS, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Võ Tòng Xuân là một trong số ít nhà khoa học dành tâm huyết cho ngành lúa gạo Việt Nam
Bên cạnh đó, Chính phủ nên thành lập ở mỗi tỉnh một quy hoạch mẫu từ vài chục đến vài trăm ha đủ để thực hành cơ giới hóa.

 

Tóm lại, phải dành cho nông nghiệp ngân sách để làm cuộc "cách mạng nông thức". Làm thế nào để ngày càng có nhiều "Võ Tòng Xuân" trong tương lai. GS-TS, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông đã được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được Nhà nước Việt Nam công nhận là Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này.

Xã hội càng phát triển, giới trẻ được học hành ngày càng xa rời ruộng đồng, bởi ai cũng muốn thoát khỏi cái nghề nông vất vả. Phải mạnh dạn đầu tư để có nhiều "tỷ phú nông dân" thì ngành nông nghiệp nói chung, lúa gạo nói riêng của Việt Nam mới thay đổi được.

Điều cần thay đổi đầu tiên là tư duy của những người hoạch định vĩ mô, từ cấp trung đến cấp cao. Họ phải tự, và xã hội phải tìm ra cách đánh thức cách nhìn, đánh thức cách nghĩ, đánh thức trách nhiệm, đánh thức tính tự giác, đánh thức lòng tự trọng của chính họ. Thái Lan đã làm được điều này.

Chính phủ cần nghiêm túc dành ngân sách để cải tạo và đầu tư cho nông nghiệp.


ĐÔNG XUÂN
Theo  doanhnhansaigon.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm371
  • Hôm nay48,510
  • Tháng hiện tại823,788
  • Tổng lượt truy cập91,997,517
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây