Học tập đạo đức HCM

Cấm nuôi lợn, gà ở nội thị: Nhiều hộ dân mất việc, thất thu

Thứ bảy - 26/01/2013 21:00
Với quy định cấm nuôi gia súc, gia cầm ở các thị trấn, nội đô, nội thị trong dự thảo quy định về xử lý hành chính trong lĩnh vực thú y, sẽ có rất nhiều hộ dân, chủ yếu là các hộ nghèo có thể bị mất việc, mất thu.

 


Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể, song theo đánh giá của Hội Chăn nuôi Việt Nam, số hộ chăn nuôi lợn, gà ở khu vực các thị trấn, nội đô, nội thị vẫn rất lớn.

Người nuôi đa số là người nghèo

Dù chỉ cách khu vực nội đô của Hà Nội chưa đầy 10km, nhưng thị trấn Trôi (huyện Hoài Đức) hiện vẫn còn tới vài chục hộ chăn nuôi lợn. Các hộ này đa số thuộc diện nghèo, không có nghề gì khác, buộc phải “bám” vào nghề chăn nuôi lợn, gà.

Chị Phí Thị Thuận (thôn Giang Xá) đang nuôi 10 con lợn tâm sự: "Nhà mình có 5 khẩu, ruộng không còn, nên cả gia đình chỉ trông vào mấy con lợn. Nếu cấm nuôi lợn, mà không được tạo việc làm tôi chưa biết làm gì để kiếm sống”.

Anh Cao Văn Sinh thôn Giang Xá, thị trấn Trôi (Hoài Đức, Hà Nội) lo lắng: Nếu không được nuôi lợn, gia đình anh sẽ mất nguồn thu lớn.

Chung tâm trạng với chị Thuận, ông Nguyễn Văn Tín - hộ chăn nuôi lợn ở xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức cũng tỏ ra bất ngờ, vì tuy ông ở thị tứ của xã, nhưng cũng chẳng khác gì ở thôn, nay nếu cấm nuôi lợn cả ở thị tứ thì việc kiếm sống của gia đình ông sẽ rất "bí"... ông Tín, là dân thủ đô, nhưng hai vợ chồng vẫn nuôi gần 20 con lợn để "có đồng ra đồng vào".

Tuy chỉ nuôi có 20 con lợn, nhưng ông thu lời khá lớn, bởi ông thường đến quán hàng của người bà con lấy cơm canh thừa về nuôi lợn. “Giờ cấm nuôi lợn, những người dân như chúng tôi sẽ mất việc làm”- ông Tín tâm sự.

Anh Nguyễn Mãi ở làng bún Phú Đô (Từ Liêm, Hà Nội) cũng đang nuôi mấy chục con lợn. Khu vực của nhà anh cũng bị coi là thị tứ, đồng nghĩa với việc có thể bị cấm nuôi lợn. Anh Mãi cho biết: “Làm bún, làm đậu phụ có tý “nước chua, bã đậu” để nuôi mấy con lợn làm lãi, giờ bảo cấm nuôi, chẳng lẽ, bỏ nghề, mà bỏ nghề thì lấy gì mà sống”.

Theo tìm hiểu của NTNN, hầu hết những hộ hiện đang chăn nuôi tại các khu vực nói trên đa số là hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, không có việc làm. Mặc dù khó khăn về kinh tế, nhưng họ vẫn chăn nuôi được và vẫn có lãi.

Ông Bùi Cao Hùng - Chủ tịch Hội ND thị trấn Phùng (Đan Phượng, Hà Nội) cho biết: “Trước đây ở thị trấn Phùng có hàng trăm người nuôi lợn, nhưng nay chỉ còn vài chục hộ, chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ. Có hai hộ chăn nuôi lớn với quy mô 500 con/lứa và 300 con/lứa, nhưng trang trại của họ ở ngoài cánh đồng. Hầu hết các hộ hiện đang nuôi lợn là những hộ nghèo, còn các hộ có điều kiện kinh tế đa số đã chuyển sang làm nghề khác”.

Khó thực hiện

Tương tự hộ chị Thuận, hộ anh Cao Văn Sinh cùng thôn nuôi 10 - 20 lợn/lứa. Cách đây 3 năm, gia đình anh vẫn là hộ nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, anh Sinh bị tật ở đầu gối nên không làm việc nặng được, hàng ngày anh đạp xe đến các hộ, khu nhà trọ để xin thức ăn thừa về giúp vợ nuôi lợn. Năm 2008, anh cố gắng vay mượn 10 triệu đồng xây hầm biogas. Anh Sinh phàn nàn: “Trước đây Chính phủ vận động người dân làm hầm biogas, nay nếu cấm nuôi lợn ở khu vực thành phố, nội đô, nội thị, có khi hầm biogas phải bỏ. Chăn nuôi lợn chỉ lãi được vài triệu đồng mỗi lứa, trong khi đó chúng tôi đầu tư gần 10 triệu đồng để làm hầm biogas, nếu không cho nuôi nữa, chúng tôi có được đền bù kinh phí xây hầm không?”.

“Nếu Chính phủ cấm nuôi lợn, gà, trước hết phải giải quyết được việc làm cho người dân, hoặc quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để người dân chăn nuôi”.

Anh Nguyễn Trần Tuấn ở phố Phượng Trì (thị trấn Phùng, Đan Phượng) cũng đã đầu tư xây hầm biogas hết 12 triệu đồng. Nếu theo dự thảo nghị định mà Bộ NNPTNT đang lấy ý kiến, anh sẽ không được nuôi lợn nữa và đồng nghĩa hầm biogas trở thành vô dụng. “Nếu Chính phủ cấm nuôi lợn, gà, trước hết phải giải quyết được việc làm cho người dân, hoặc quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để người dân chăn nuôi. Nếu không được thế, chắc gia đình tôi buộc phải vi phạm vì không có vốn để chuyển nghề” - anh Tuấn nói.

Trao đổi với NTNN, ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y cho biết, dự thảo nghị định “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi” đang trong giai đoạn lấy ý kiến nên cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ NNPTNT sẵn sàng tiếp thu, chỉnh sửa để những quy định có tính khả thi khi áp dựng vào thực tế. Theo ông Đông, tuy Cục Thú y là cơ quan được bộ giao trực tiếp soạn thảo nhưng quy định này có sự tham gia của nhiều cục, vụ chứ không chỉ riêng Cục Thú y. Quy định phạt tiền đến 2 triệu đồng đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, ấp nở trứng gia cầm trong nội thành, nội thị là do Cục Chăn nuôi đề xuất, góp ý.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm217
  • Hôm nay30,652
  • Tháng hiện tại209,219
  • Tổng lượt truy cập90,272,612
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây