Học tập đạo đức HCM

Cần hỗ trợ cho ngư dân bám biển

Chủ nhật - 27/01/2013 21:52
Biển Việt Nam là tài sản, không gian sống cho sự phát triển và trường tồn của dân tộc. Với truyền thống yêu nước và tự lực, tự cường, mọi công dân, chính quyền ở trên mọi miền đất nước cũng như Phú Yên đang ra sức bảo vệ chủ quyền Biển Việt Nam. Đại Đoàn Kết có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Thái – Phó chủ tịch MTTQ tỉnh Phú Yên về vấn đề đoàn kết toàn dân để bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo.

 
 
Làng biển ở Phú Yên 
 
Xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, xã hội vùng ven biển
 
PV:  Thưa ông, trong bối cảnh tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, là tỉnh ven biển, MTTQ đã thể hiện vai trò kết nối khối Đại đoàn kết toàn dân như thế nào trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn biển, đảo  Tổ quốc?
 
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài 190km với nhiều bán đảo, đầm, vịnh, cửa sông, cửa lạch, bãi ngang, có đường A8 đi qua mũi Đại Lãnh – Hòa Tâm – Đông Hòa. Ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng tỉnh quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển, hải đảo. Đồng thời, tuyên truyền phổ biến sâu rộng các hiệp định về Biên giới vùng biển, Luật Biên giới quốc gia…  đến các cơ quan ban ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn. Nhìn chung, các ban ngành, đoàn thể, công chức, cán bộ, viên chức và nhân dân đã nhận thức sâu sắc, đầy đủ về biên giới quốc gia, thấy rõ được trách nhiệm trong việc bảo vệ biên giới và tài nguyên thiên nhiên biển. Qua đó huy động được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp và của toàn dân vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển, phòng chống tội phạm.   
 
PV: Để nâng cao vai trò, nhiệm vụ của tầng lớp nhân dân bảo vệ chủ quyền, biển đảo của nước ta, Ban Thường trực Mặt trận tỉnh có những hoạt động và phương hướng cụ thể nào đã và đang triển khai?
 
- Chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị cơ quan chức năng tuyên truyền, tổ chức phong trào " Quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo và an ninh trật tự thôn xóm, khu dân phố, vùng ven biển”, chương trình " vì chủ quyền an ninh biển đảo”, đề án " phát triển dân số bền vững vùng ven biển”,… Đồng thời,  chú trọng chăm lo đến đời sống của người dân vùng ven biển như vận động các đoàn nghiệp cá hỗ trợ vốn đầu tư cho ngư dân có thể bám biển.
 
Nhờ tổng hợp được nguồn lực từ các ban ngành đoàn thể, xây dựng hàng trăm mô hình giúp dân, nhiều mô hình có giá trị đầu tư lớn và phát triển có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng ven biển. Tiêu biểu như mô hình " Xây dựng mô hình thân thiện môi trường, giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực biên giới biển” với số vốn đầu tư hơn 500 triệu đồng; Mô hình " Giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh, trật tự thôn, xóm khu vực biên giới biển” với hơn 150 triệu đồng. Đồng thời, các ban công tác Mặt trận vận động nhân dân hưởng ứng đợt vận động " Mái ấm cho người nghèo nơi biên cương hải đảo”, phối hợp với Bộ đội biên phòng xây dựng 49 ngôi nhà Đại đoàn kết và 4 công trình phục vụ dân sinh trị giá 3,5 tỷ đồng.
 
Những việc làm thiết thực đó đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân trong việc bảo vệ Tổ quốc.
 
 
Ông Nguyễn Hồng Thái 
 
MTTQ tỉnh kiên quyết phản đối những luận điệu sai trái
 
Thưa ông, tính phản biện của MTTQ trong việc góp tiếng nói với chính quyền địa phương trước những luận điệu sai trái về biển, đảo được thể hiện rõ nét như thế nào? 
 
- Những năm qua, trên Biển Đông tình hình tranh chấp chủ quyền vùng biển, đảo ở nhiều quốc gia có nhiều diễn biến mới và phức tạp, khó lường liên quan trực tiếp đến công tác bảo vệ chủ quyền và ảnh hưởng xấu đến hoạt động đánh bắt của ngư dân. Khu vực đường biển của tỉnh cơ bản ổn định song vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp… Trên tinh thần cơ sở bảo vệ chính đáng chủ quyền đất nước cũng như quyết tâm bảo vệ vững chắc lãnh hải Tổ quốc thiêng liêng, Ban MTTQ tỉnh dứt khoát lên tiếng phản đối, ngăn chặn cũng như bài trừ những luận điệu sai trái có ý xâm chiếm, chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân.
 
Công tác Mặt trận có gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tuyên truyền?
 
- Hiện nay hệ thống thông tin liên lạc trên các tàu thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân chưa được trang bị đầy đủ, do đó công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ chương chính sách, đặc biệt Nghị định 161 cũng như việc thông tin giữa các ngư dân trên biển  với các lực lượng chức năng gặp khó khăn và không thông suốt. Đặc biệt, công tác cứu hộ cứu nạn, thông báo bão, áp thấp nhiệt đới. Tình trạng ngư dân đánh bắt hải sản sang vùng biển các nước lân cận, có trường hợp bị bắt và xử lý, gây khó khăn trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, đa phần đời sống ngư dân còn khó khăn như trình độ dân trí còn thấp nên  chưa  nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển. Công tác  tuyên truyền chưa thật sự sâu rộng và đi vào cuộc sống nhân dân, ảnh hưởng đến việc huy động lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền và giữ gìn an ninh chính trị xã hội trên địa bàn.
 
Để tiếp tục góp phần vào sự bình ổn cho khu vực Biển Đông và vùng biển Việt Nam nói riêng, UBMTTQ tỉnh đã có những chính sách và phương thức gì để đạt hiệu quả hơn?
 
- Quán triệt, thống nhất về nhận thức bảo vệ an ninh biên giới là  quyền và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, Ban Thường trực MTTQ tỉnh sẽ tiếp tục kết hợp chặt chẽ và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc này. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về Luật biển Việt Nam… Vận động quần chúng tham gia cùng với các ban ngành hỗ trợ ngư dân bám biển để sinh kế và với tư cách là dân sự trên vùng biển chủ quyền của đất nước bảo vệ biển.  
 
Trân trọng cảm ơn ông!
Phạm Nhài (Thực hiện)
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm214
  • Hôm nay20,934
  • Tháng hiện tại214,027
  • Tổng lượt truy cập92,591,691
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây