Học tập đạo đức HCM

Bài 2: Chỗ đứng nào cho rau an toàn?

Thứ ba - 29/01/2013 21:45

Bài 2:  Chỗ đứng nào cho rau an toàn?

Hiện nay, rau an toàn đã được hiện hữu trên thị trường nhưng lại chưa được người tiêu dùng phấn khởi đón nhận do chưa có cơ sở hay tiêu chí nào để nhận biết. “Thiệt thòi” này đồng nghĩa với sự èo uột của phong trào làm rau sạch và sự “vô tư” trong sản xuất rau quả có sử dụng các chế phẩm độc hại của người dân. Đã đến lúc phải xác định được ranh giới giữa rau an toàn và rau không an toàn, nhằm tìm được chỗ đứng vững chắc cho rau an toàn phát triển; từng bước triệt tiêu kiểu sản xuất coi nhẹ sức khỏe người tiêu dùng.
Lẫn lộn rau sạch, rau bẩn

Trước thực trạng đáng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm rau quả hiện nay, ngành chức năng và các địa phương đã quan tâm chỉ đạo hướng đến sản xuất rau an toàn, tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Như chúng tôi đã đề cập ở bài viết trước, mặc dù nhu cầu rau an toàn hết sức cấp bách nhưng một nghịch lý trong sản xuất rau an toàn đang diễn ra hiện nay, đó là rau an toàn còn bị rau không an toàn lấn át trên nhiều phương diện, đặc biệt là về giá cả, trong khi đó sản xuất rau an toàn đòi hỏi một quy trình kỹ thuật khắt khe hơn, các loại chi phí cũng cao hơn. Do không sử dụng hoá chất tăng trưởng, bảo quản nên rau an toàn có thời gian bảo quản ngắn, tỷ lệ hao hụt cao... Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, người sản xuất sẽ rất ngại sản xuất rau an toàn. Nguyên nhân có nhiều nhưng theo các hộ sản xuất, sản phẩm rau an toàn có mẫu mã không đẹp, nhìn không bắt mắt nên vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người mua. Rau an toàn đòi hỏi chi phí sản xuất cao hơn nên phải bán giá cao hơn mới có lãi, vì vậy khó thuyết phục được số đông người tiêu dùng vốn có tâm lý ham “giá rẻ, bắt mắt”. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là sự lẫn lộn rau sạch, rau bẩn trên thị trường. Nếu một khi không có dấu hiệu rau an toàn nào mang tính chính thống, cụ thể của các đơn vị, cơ sở sản xuất hay cơ quan chức năng như: chợ đầu mối, gian hàng giới thiệu sản phẩm, logo cho sản phẩm... thì rau an toàn được bày bán sẽ không thể chứng minh được bản chất của mình. Ông Bùi Đình Khôi ở thôn Trung Tiến, xã Tượng Sơn (Thạch Hà) tâm sự: “Chúng tôi làm ra rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP với quy trình kỹ thuật khắt khe nhưng phải tự vật vạ ngoài chợ để bán như các loại rau khác, thử hỏi ai dám khẳng định rau của chúng tôi là rau an toàn. Mà cũng không thể trách người ta được bởi có tiêu chí nào để đánh giá đâu”. Còn phần lớn người tiêu dùng, khi được hỏi đều cho biết, đứng giữa cả “rừng rau”, không thể phân biệt được đâu là rau an toàn và đâu là rau không an toàn. Nếu căn cứ vào giá bán để mua rau an toàn, e lại thiệt đơn thiệt kép. Chi bằng cứ tiện đâu mua đấy; lựa chọn rau theo cảm quan của mình và phó thác vào sự may rủi chứ chẳng biết làm gì hơn cả.

Rau Kỳ Hoa - Kỳ Anh
Tìm chỗ đứng vững chắc cho rau an toàn

Trong khi rất nhiều địa phương chưa định hình được hướng đi cho sản xuất rau quả an toàn chất lượng cao, người dân sản xuất trong điều kiện được chăng hay chớ thì xã Tượng Sơn (Thạch Hà) đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để xây dựng mô hình trồng rau - củ - quả an toàn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn VIETGAP, từng bước xây dựng thương hiệu rau, củ, quả Tượng Sơn. Từ thành công của 2 ha rau quả đầu tiên, đến nay (vụ xuân 2013) Tượng Sơn đã phát triển mô hình sản xuất rau an toàn lên 35 ha dưới sự quản lý và điều hành sản xuất của HTX Hoàng Hà. Hiện nay HTX có 175 xã viên tham gia và đều được tập huấn sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP, trong đó trên 50% xã viên được cấp chứng chỉ bán hàng. Theo ông Nguyễn Văn Thìn - Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn, để đảm bảo quy trình sản xuất rau an toàn, xã quán triệt HTX chỉ đạo các xã viên thực hiện đúng các nguyên tắc: cùng loại giống, phân bón, đồng đất...; cùng thời vụ; cùng chăm sóc và cùng thu hoạch. Quá trình sản xuất được sự giám sát thường xuyên và chặt chẽ của tổ trưởng và tổ phó của các tổ hợp tác trực thuộc HTX. Ngoài ra còn khuyến khích sự giám sát lẫn nhau giữa các hộ sản xuất. Khi có biểu hiện vi phạm về quy trình sản xuất rau an toàn, trực tiếp thông tin về UBND xã để kịp thời xử lý. Cùng với đó, xã đã nhiều lần phối hợp với Sở KHCN tiến hành lấy mẫu đất, nước và mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm ở Viện KHCN Việt Nam và được Viện cấp giấy chứng nhận Rau Tượng Sơn đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện xã đang tích cực xúc tiến để xây dựng logo cho sản phẩm, đồng thời tranh thủ sự quan tâm của tỉnh, xây dựng chợ đầu mối để khẳng định vị trí của rau, củ, quả Tượng Sơn. Mặc dù địa phương đã có sự tập trung cao độ cho thương hiệu sản phẩm nhưng hiện tại rau an toàn Tượng Sơn vẫn chưa thể tìm được chỗ đứng vững vàng. Trong nỗ lực tìm kiếm, kết nối thị trường, sản phẩm bí xanh của Tượng Sơn cơ bản đã có đầu ra khả quan từ thị trường các tỉnh bạn; còn hàng chục ha rau, củ, quả khác được sản xuất theo VIETGAP hằng ngày vẫn phải vật lộn để cạnh tranh một cách khó khăn với các sản phẩm truyền thống trên thị trường tỉnh nhà.   
      
 
Cánh đồng rau thôn Trung Tiến - Tượng Sơn - Thạch Hà
 
Và như vậy, rau an toàn đã được hiện hữu trên thị trường nhưng lại chưa được người tiêu dùng phấn khởi đón nhận do chưa có cơ sở hay tiêu chí nào để nhận biết. “Thiệt thòi” này đồng nghĩa với sự èo uột của phong trào làm rau sạch và sự “vô tư” trong sản xuất rau quả có sử dụng các chế phẩm độc hại của người dân. Đã đến lúc phải xác định được ranh giới giữa rau an toàn và rau không an toàn, nhằm tìm được chỗ đứng vững chắc cho rau an toàn phát triển; từng bước triệt tiêu kiểu sản xuất coi nhẹ sức khỏe người tiêu dùng. Theo đó, cần quan tâm và thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu tổ chức sản xuất đến tổ chức tiêu thụ. Bên cạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho nông dân về sản xuất rau an toàn, cần tạo được một cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất thỏa đáng; đồng thời cũng tạo được điều kiện tốt về hệ thống trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thu rau an toàn. Để các vùng rau an toàn ngày càng mở rộng, cần có sự đầu tư của nhà nước về xây dựng hạ tầng, hỗ trợ đầu ra trong lưu thông sản phẩm; xây dựng qui trình sản xuất rau an toàn cho từng loại cụ thể, phù hợp với điều kiện từng địa phương. Đối với việc tìm đầu ra cho rau an toàn, cần có sự chủ động hình thành các mối liên kết ổn định giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ rau với các HTX và nông dân vùng sản xuất rau an toàn tập trung; phát triển mạng lưới tiêu thụ qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ... để từ đó xây dựng chỗ đứng vững chắc cho rau an toàn trên thị trường.
Tiến Thành

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay40,466
  • Tháng hiện tại815,744
  • Tổng lượt truy cập91,989,473
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây