Học tập đạo đức HCM

Hiện tượng heo cắn đuôi nhau

Thứ tư - 30/01/2013 01:53
Vừa qua báo chí đưa tin về việc có hiện tượng heo cắn đuôi nhau do ăn phải thức ăn "có vấn đề". Tuy nhiên dưới góc nhìn của các nhà khoa học thì heo cắn đuôi nhau hoàn toàn do những yếu tố ngoại cảnh.

1. Mô tả

Cắn đuôi nhau là một hành vi khác thường ở heo và có mối liên quan chặt chẽ với biện pháp quản lý chăn nuôi. Đối tượng thường gặp nhấtlà heo cai sữa và heo thịt. Khi heo cắn đuôi, cắn tai nhau chứng tỏ chúng đang rất không bằng lòng về nhau. Đó là dấu hiệu heo muốn cho ta cho thấy rằng môi trường nuôi xấu, không phù hợp. Khi đó ngay lập tức cần phải tách heo cắn nhau ra khỏi đàn vì khi hành động xấu được thiết lập thì rất khó để dừng và loại bỏ nó.

Hiện tượng nhai là bản năng tự nhiên của heo. Khi tấn công nhau, thường heo cắn nhau đến chảy máu và dẫn đến nhiễm trùng. Hơn nữa, heo thường thay răng lúc 3-4 tuần tuổi và 7-8 tháng tuổi. Và nếu ai đã từng nuôi trẻ con thì thấy rằng trẻ rất thích nhai trong khi thay răng và ở heo cũng vậy, đó là hành vi bình thường của chúng.

Không có hệ thống chăn nuôi nào hoàn hảo cả. Vì vậy, điều không mong muốn là ta phải chấp nhận rằng cắn đuôi nhau là hậu quả của việc thuần hóa heo và người chăn nuôi cần hiểu nhu cầu sinh học cơ bản của heo để giảm thiểu thiệt hại. Khi hiện tượng cắn đuôi xảy ra, cần nghiên cứu để tìm nguyên nhân tại sao?

Cắn đuôi nhau có hai trường hợp: (1) Heo ngậm hoặc cắn đuôi con heo khác bằng miệng và heo bị ngậm hoặc cắn đuôi có ít hoặc có phản ứng nhẹ với hành động này. (2) Heo cắn đuôi nhau làm đuôi bị chảy máu, máu chảy đã thu hút những con heo khác cùng cắn và làm cho đuôi càng bị tổn thương trầm trọng.

Thông thường, một con heo cái nhỏ bắt đầu cắn sườn heo đực thiến. Nếu điều kiện môi trường không được cải thiện, heo sẽ tăng thêm các hành vi, và bắt đầu cắn đuôi của những con khác. Đuôi bị cắn thành vết thương hở, dễ bị nhiễm trùng và khi chảy máu, khuyến khích những con heo khác cắn tiếp. Một khi điều này trở thành một thói quen, những con heo sẽ không ngăn chặn nó ngay cả khi chúng được chuyển tới điều kiện lý tưởng. Ngược lại, nếu di chuyển chúng đến một nhóm khác, chúng sẽ chỉ dạy những thói quen cho các loài động vật mới.

Hiện tượng heo cắn nhau xảy ra ở các vị trí như tai, đuôi, rốn, mông, âm đạo, bìu dương vật nhưng thường xảy ra ở tai và đuôi heo. Tỷ lệ quan sát thường gặp từ 1-2%. Hiện tượng này ở heo gây thiệt hại về cả sức khỏe và kinh tế cho trại heo. Hiện tượng cắn đuôi xảy ra không dự đoán trước được, là hành vi bất bình thường và do nhiều nguyên nhân. Đa số các nghiên cứu về hiện tượng cắn đuôi được thực hiện trong quy mô nhỏ và điều kiện môi trường được kiểm soát tốt. 

Tuy nhiên, điều kiện môi trường được kiểm soát tốt lại không luôn luôn đại diện cho điều kiện chăn nuôi công nghiệp. Không có bất kỳ hệ thống nuôi dưỡng nào mà không có hiện tượng này. Hệ thống nuôi dưỡng trên nền có tới 2% trong khi nuôi trên đệm cỏ chỉ có 0,4% heo bị cắn nhau. Nuôi trong nhà có tỷ lệ heo bị cắn đuôi cao hơn tới 50% so với nuôi ngoài trời. Hiện tượng cắn đuôi nhau là nguyên nhân chính của các vết thương của heo. 

Hậu quả cắn đuôi nhau là một vấn đề khó giải quyết: Làm con vật đau đớn và khó khăn trong chăm sóc điều trị. Ngoài ra, đuôi bị cắn còn là nguyên nhân nhiễm trùng, áp xe vào cột sống ảnh hưởng đến thể trạng động vật khi giết mổ, từ đó làm giảm giá trị kinh tế.

Một hành vi bất thường trên các đối tượng heo

Heo con

Heo choai

Mút rốn

Mút bao quy đầu

Mút tai

Cắn đuôi

Tai thối

Gặm chân

Cắn sườn

Cắn đuôi

2. Nguyên nhân

2.1 Do quản l‎‎ý

-   Đuôi dài

-   Thiếu rác và kích thích (đồ chơi, nhai đối tượng…)

-   Thiếu không gian để tránh các loài động vật khác

-   Thiếu không gian cho hành vi xã hội thích hợp

-   Tình trạng chất lượng không khí không bảo đảm (Nồng độ CO2 cao> 3.000 ppm; Nồng độ H2S cao > 10ppm; Nồng độ ammonia cao > 20 ppm)

-   Trộn các nhóm động vật, rối loạn cấu trúc xã hội của chúng

-   Hạn chế cho ăn hoặc khay thức ăn quá nhỏ, không tạo điều kiện cho cả nhóm để ăn và uống cùng một lúc

-   Thiếu khoáng, muối trong chế độ ăn uống

-   Bệnh và ký sinh trùng

-   Căng thẳng, heo không thoải mái

-   Giống

-   Hệ thống thức ăn tự động và tỉ lệ nhân công/heo thấp

-   Thiết kế ô chuồng không hợp lý (tốc độ gió cao, thiếu khoảng trống để đi lại, chơi, thiếu máng ăn).

-   Sàn bê tông mới, không có chất độn chuồng. 

2.2 Do dinh dưỡng

-   Tỉ lệ muối thấp trong khẩu phần

-   Dinh dưỡng không cân đối (năng lượng, aa, khoáng vi lượng)

-   Khẩu phần ăn quá mịn

-   Thay đổi khẩu phần

-   Thức ăn nghèo dinh dưỡng

-   Thức ăn dạng viên tròn 

2.3 Do bệnh tật

-   Bệnh thối chân heo

-   Bệnh ghẻ (chàm) – wet eczema

-   Sàn chuồng mới và chấn thương da

 Bệnh tai xanh

-   Bệnh viêm ruột

-   Bệnh sản khoa

-   Bệnh ngoài da

-   Bệnh viên phổi

-   Bệnh kí sinh trùng

-   Bệnh về da

-   Staphylococcus hyicus gây bệnh này

-    Sàn bê tông mới có chứa nhiều chất kiềm trên bề mặt và độ pH cao, gây hư da trong một thời gian dài, nhất là đối với trường hợp heo nằm trực tiếp trên sàn làm đau mông, đùi, móng.

-    Bệnh viêm phổi pneumonia cũng gây ra hiện tượng này.    

2.4 Do các yếu tố khác

-   Do thói quen chăn nuôi hoặc vấn đề  quyền gia súc mà không cắt đuôi heo

 Mật độ chăn nuôi quá dày

-   Ánh sáng thừa

-   Nhiệt độ và ẩm độ cao

-   Để heo quá đói hoặc thiếu nước

-   Không cắt đuôi hay đuôi dài 

3. Phòng và trị

-   Xác định chính xác nguyên nhân để có cách khác phục các yếu tố gây bệnh kịp thời.

-   Cắt đuôi heo 1 vài ngày sau khi sinh

-   Sử dụng một số thuốc sát trùng ngay sau khi phát hiện có vết thương heo bị cắn đuôi

-   Phun mùi hương công nghiệp nặng sẽ giúp giảm bớt heo cắn nhau

-   Cách ly hoặc hủy bỏ những con bị tổn thương nặng

-   Sử dụng dây buộc (dây vải), dây xích sắt, sợi dây thừng bằng gai treo hoặc cột vào các thành chuồng cho heo cắn, gặm cũng làm giảm bớt sự cắn nhau. Đưa rơm, rạ 3-4 lần/ngày trong suốt 14 ngày lúc heo cắn nhau

-   Chế độ ăn cao carbohydrate trong 14 ngày khi việc cắn đuôi xảy ra.

Kiểm soát

Can thiệp nhanh trong trường hợp bùng phát cắn đuôi nhau

-   Có thực hiện các bước để loại bỏ đuôi cắn một cách nhanh chóng?

-  Đuôi heo bị cắn có được điều trị một cách chính xác?

Cung cấp nước

 Những núm uống có cung cấp đúng số lượng nước?

  đủ số lượng núm uống nước ở mỗi ô chuồng?

Thức ăn

- Thức ăn có trộn cho mỗi trang trại riêng?

- Màu sắc của phân trong các chuồng?

 Hành vi của heo có giống nhau khi ăn các lô thức ăn hay không?

-  Tăng hàm lượng xơ, glucid vào khẩu phần trong 14 ngày khi xảy ra cắn đuôi

- Thiếu thức ăn, cạnh tranh nhau, khó tiếp cận máng ăn è gây cho heo đánh nhau

- Máng ăn tự động sẽ gây cắn nhau nhiều hơn cho ăn thủ công vì thiếu người chăm sóc, không phát hiện kịp thời hiện tượng cắn đuôi

- Thiếu muối: Tăng hàm lượng muối trong khẩu phần lên 0,9% sẽ khắc phục hiện tượng này.

- Cung cấp nước uống tự do

- Khẩu phần không cân bằng dinh dưỡng

- Thức ăn bột nhưng nghiền quá mịn

Thiết kế ô chuồng

- Ô chuồng được thiết kế đúng, có khu hoạt động và khu thải phân

-  Chuồng trại có được thiết kế để có đủ chỗ nằm, chỗ đi lại và chỗ đi ỉa cho heo hay không            

Mật độ thả và số lần cho ăn:

- Mật độ nuôi dưỡng và số chỗ đứng ăn: Nếu mật độ heo đông quá sẽ dễ gây xáo trộn đàn heo, nếu thiếu chỗ đứng ăn cũng gây ra hiện tượng này.

- Nhu cầu về khoảng trống để có thể tránh được tình trạng quá tải xảy ra

- Máng và thức ăn cho ăn phù hợp với số đầu heo

Chiến lược chuyển và phân loại:    Trộn lẫn heo tức là việc nhập các đàn heo từ các ô chuồng khác nhau vào cùng một ô chuồng cũng nên tránh.

Khả năng cân bằng:

Các thiết bị điện trong chuồng nuôi có được nối đất không? Xem xét sự cân bằng điện ở các dãy chuồng

Điều chỉnh nhiệt độ, tiểu khí hậu và chất lượng không khí:

+ Nhiệt độ chuồng nuôi có phù hợp với giai đoạn tuổi của heo hay không

+ Hành vi nằm nghỉ của heo có bình thường không?

+ Không khí trong chuồng nuôi có tốt không?

+ Hệ thống thông khí chuồng nuôi hoạt động có thường xuyên không?

+ Chỗ nằm của heo có khô ráo hay không?

+ Phân và chất thải có bị tù đọng không? 

Nếu nguyên nhân do bệnh

Nếu bệnh do Staphylococcus hyicus thì cần xác định kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn này và trộn vào thức ăn từ 7-10 ngày.

Điều trị vết thương bằng kháng sinh, ví dụ pennicillin, oxytetracycline, amoxycillin
 

Theo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập357
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,753
  • Tổng lượt truy cập92,011,482
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây