Học tập đạo đức HCM

Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt: Sẽ chống được tham nhũng?

Thứ ba - 29/01/2013 21:15
Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt đang được đưa ra lấy ý kiến, theo đó mọi người dân không được dùng tiền mặt thanh toán cho giao dịch mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán, ô tô, bất động sản, xe máy, xe điện vượt hạn mức. Mục đích quy định này nhằm phòng, chống tình trạng tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, tiền giả...Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng lo ngại nghị định sẽ gây khó cho người dân, nhất là người dân khu vực nông thôn.
Thuận lợi ở đô thị, khó ở nông thôn
 
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nêu quan điểm: Theo nghị định này, giao dịch mua xe máy chừng mười mấy triệu cũng phải thực hiện qua ngân hàng. Vậy những người ở vùng sâu, vùng xa với hệ thống  ngân hàng  còn "mỏng” thì họ biết ra ngân hàng nào.
 
"Ở các nước đã phát triển, người dân quen với thanh toán qua tài khoản hàng chục năm nay. Ví như ở Mỹ, gần như mọi thứ thanh toán qua thẻ tín dụng, rất ít người có hệ số tín dụng thấp tới mức không thể có thẻ tín dụng. Chỉ khoảng 1% thanh toán bằng tiền, còn lại thanh toán qua thẻ tín dụng hay ngân hàng. Nhưng họ đã tổ chức hệ thống ngân hàng đã hơn 200 năm nay, áp dụng thanh toán qua ngân hàng cũng đã (tới) hơn 100 năm. Ở Việt Nam khó có thể áp dụng ngay được”, ông Thành nhấn mạnh.
 
Rõ ràng ai cũng hiểu giải pháp thanh toán qua ngân hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt là tốt, nhưng có lẽ thuận lợi cho người dân đô thị hơn. Ở thành phố ra ngõ là gặp ngân hàng, nhưng ở nông thôn ít ai có tài khoản ngân hàng và ngân hàng nông thôn lại xa, hơn nữa việc thanh toán qua ngân hàng nông dân chưa thành thạo nên cần tính toán lại.
 
Cùng quan điểm này, một cán bộ địa chính xã cũng bày tỏ e ngại:  Ở nông thôn hẻo lánh người dân mua bán đất thường làm giấy viết tay hoặc ra xã hay huyện sang tên là xong. Người dân không mấy rành về các thủ tục của ngân hàng nên nếu áp dụng  quy định  này sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức của  người  dân trong khi  hệ thống ngân hàng ở nhiều nơi  còn chưa đáp ứng được.
 
Sử dụng thẻ ATM đang dần phổ biến
Ảnh: Hoàng Long
Nhận xét về những quy định trong dự thảo, ông Nguyễn Việt Anh, giám đốc công ty tư nhân Minh Anh (phố Nguyên Hồng – Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Về lí thuyết thì đúng nhưng với thực tế Việt Nam hiện nay thì chưa khả thi. Bộ máy vận hành của ngân hàng, kho bạc hiện nay còn nhiều bất cập, chưa tuyệt đối an toàn cho người sử dụng, còn nhiều phiền hà, rắc rối, tốn kém phi lí. Nói chung nếu thực hiện cái này thì sẽ chỉ có lợi cho ngân hàng. Người dân muốn giao dịch thì phải đến ngân hàng mở tài khoản đồng nghĩa với việc phải trả các loại phí khi duy trì và giao dịch, chưa kể việc phiền hà về thủ tục,...
 
Hiện nay theo mức phí hiện hành là 0%-0,05% trên số tiền mặt được giao dịch. Nhiều ý kiến lo ngại nếu dự thảo Nghị  định  được  thông qua, các ngân hàng  sẽ có cớ để nâng mức phí lên trên 0%. Như vậy, tự dưng nhiều khách hàng dù không có nhu cầu giao  dịch  qua  ngân hàng lại buộc phải mất phí cho khâu trung gian.
 
Cần sớm luật hóa
 
Tuy nhiên, đứng ở một góc nhìn khác TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh-ĐH Ngân hàng TP.HCM khẳng định, phương thức thanh toán qua ngân hàng, trước sau gì cũng cũng phải làm bởi nó mang lại nhiều cái lợi. Ông Dương phân tích, khi thanh toán bằng tiền mặt sẽ phải tốn chi phí bảo quản, vận chuyển rất lớn. Mà nguy hại nhất, cứ thanh toán bằng tiền mặt là tạo sơ hở cho tham nhũng vì nó có tính năng là giấu được nguồn gốc của đồng tiền. Trong khi đó thanh toán qua ngân hàng sẽ chống được tình trạng rửa tiền bởi nó xác định được nguồn gốc của dòng tiền và đồng tiền. Đặc biệt khi thanh toán bằng tiền mặt sẽ không tính được vòng quay của tiền tệ, không tính được lượng tiền cần phát hành. Còn thanh toán qua ngân hàng khắc phục được điểm hạn chế này góp phần giúp điều hành lưu thông tiền tệ.
 
Ông Dương cũng cho biết, NHNN cần tính bước đi cụ thể thế nào cho hợp lý. Nhất là trong bối cảnh hiện trạng sử dụng tiền mặt ăn sâu vào tiềm thức người dân, cơ sở hạ tầng yếu, thiết bị, máy móc, công nghệ thông tin chưa cao. Người dân có thể viện cớ ATM tắc nghẽn triền miên, chuyển khoản cũng chậm như rùa bò, viện cớ các vùng núi cao dân tộc thiểu số ít địa điểm giao dịch. Tất cả những cái lý này khiến người dân phản ứng. Song về cơ bản hiện nay chúng ta có đầy đủ dữ kiện để áp dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng. Lộ trình thanh toán đầu tiên dành cho những khoản lớn  trên 200 triệu. Từ đây để hình thành những thói quen.  Hiện nay, cứ có giao dịch nào qua ngân hàng trên 200 triệu là được báo cáo ngay cho NHTƯ. Thực ra là chúng ta đã đã và đang kiểm soát những giao dịch lớn, nhưng chưa luật hóa mà thôi. "Do vậy, nhiệm vụ của ngân hàng là phải xây dựng cơ sở hạ tầng phải đủ để tương xứng từng bước đi’- ông Dương nhấn mạnh.
Thúy Hằng
http://daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập235
  • Hôm nay42,626
  • Tháng hiện tại817,904
  • Tổng lượt truy cập91,991,633
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây