Học tập đạo đức HCM

Câu chuyện ly kỳ về lão nông 70 tuổi 20 năm vào rừng đước nuôi tôm

Thứ hai - 29/05/2017 21:08
Đến với đất rừng nơi chót mũi Cà Mau từ những ngày gian khó, ông Trần Văn Xê (ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn) đã dành hơn 20 năm cuộc đời mình bám đất, bám rừng...nuôi tôm, nuôi cua trong rừng đước.

"Hai trái tim vàng" ở đảo hoang

Bao quanh căn nhà của ông Xê tại Tiểu khu I, Lâm ngư trường Tam Giang I, xã Tam Giang Đông là bốn bề rừng đước. Tiếp chúng tôi bên mâm trà nóng, ông Xê kể về câu chuyện của cuộc đời ông trong suốt hơn 20 năm gắn bó với rừng.

Ông tham gia cách mạng từ năm 1965, ở chiến trường miền Nam Chống Mỹ cứu nước, sau đó tham gia chiến trường Campuchia, trong một trận đánh ông đã bị thương chân phải. Năm 1990 được xuất ngũ, ông Xê đến xã Tam Giang Đông sinh sống, sau đó thì lập gia đình. 

“Vợ chồng tôi được Lâm Ngư Trường Tam Giang I tạm cấp cho 5ha đất rừng để canh tác. Khi mới nhận đất, nơi này còn rất hoang sơ, đường đi không có, sông nước chằng chịt, thì nói gì đến điện nước. Chúng tôi như những người lạc vào đảo hoang. Nhiều người như tôi không chịu được nên đã bỏ đi” - ông Xê nhớ lại.

Bản thân ông thì khác, với 2 bàn tay trắng, ông quyết định bám đất, bám rừng và thực hiện đúng chủ trương trồng, bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng nơi đây. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc cải tạo diện tích đất canh tác, mọi thứ khó khăn hơn vợ chồng ông nghĩ. Đất đai chỉ toàn là cây với rừng đước, rừng ngập mặn không đem lại hiệu quả, trong khi đó gia đình ông không có nguồn vốn lớn để tiến hành cải tạo hoàn chỉnh.

Ông Xê bộc bạch: “Cuộc sống đã khó khăn lại thêm khó khăn, có đôi lúc cực khổ quá vợ chồng tôi đã nghĩ đến việc bán đất bán rừng để đi nơi khác tìm kế sinh nhai. Nhưng với quyết tâm và tình yêu với rừng, tôi đã ở lại và từng bước xây dựng lại mảnh đất canh tác bằng chính bàn tay mình”.

Ngon, ngọt tôm, cua nuôi dưới tán rừng

Thời gian đầu, ông Xê phải cải tạo lại đất bằng những công cụ thủ công và bằng chính đôi bàn tay mình. Sau đó ông học hỏi rồi tiến hành nuôi thêm tôm, cua dưới tán rừng đước, kết hợp các loài thủy sản khác. Đồng thời, bờ vuông và diện tích đất trống ông cải tạo lại để trồng rừng, quyết không để đất trống.

 cau chuyen ly ky ve lao nong 70 tuoi 20 nam vao rung duoc nuoi tom hinh anh 1

Ông Xê thả nuôi tôm, cua dưới tán rừng đước để tăng thu nhập . Đây là mô hình thường gọi là con tôm ôm cây đước. Tôm, cua lấy giống tự nhiên, nuôi trong môi trường tự nhiên nên chất lượng rất cao và được rất nhiều người ưa chuộng. (Ảnh: Ngọc Quyên)

Với quyết tâm vượt khó và ý chí cần cù lao động, cuộc sống gia đình ông đã dần ổn định. Hiện tại, thu nhập trung bình mỗi năm của gia đình đạt hàng trăm triệu đồng. Mới đây, ông đã thu hoạch hơn 3ha diện tích rừng đước đến tuổi, sau khi trừ chi phí và các khoản nộp về Ban quản lý rừng, còn lãi hơn 45 triệu đồng. 

Hơn 20 năm nay, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu ông Xê vẫn chưa bao giờ nghĩ đến việc chặt phá cây rừng chưa đến tuổi để bán hay để nới rộng đất canh tác. Vì bản thân ông ý thức được rằng rừng là nguồn sống của nhân loại chứ không của riêng mình, bảo vệ và chăm sóc rừng chính là nhiệm vụ thiêng liêng mà mình đang làm. 

“Cây rừng đã nuôi sống tôi từ những ngày gian khó, hơn nữa trồng rừng còn để bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là chống sạt lở đất ở khu vực ven biển nơi tôi đang sinh sống. Chính vì thế, tôi không bao giờ khai thác rừng trái phép, mà ngược lại còn thường xuyên chăm sóc, trồng thêm rừng trên diện tích đất canh tác của mình” - ông Xê chia sẻ.

 cau chuyen ly ky ve lao nong 70 tuoi 20 nam vao rung duoc nuoi tom hinh anh 2

Ông Xê chăm sóc từng cây đước trong khu rừng thuộc phần đất  của gia đìnhmình canh tác (Ảnh: Ngọc Quyên)

Ông Trương Ngọc Gôm - Tiểu khu trưởng 141, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I, xã Tam Giang Đông, nhận xét: “Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, thì ông Xê vẫn luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách, cũng như các quy định của Ban quản lý, nhất là trong vấn đề quản lí bảo vệ rừng, trồng rừng,…Cùng với đức tính cần cù chịu khó, nên giờ ông Xê là hộ khá giàu của địa phương”.

Ông Xê khẳng định: “Giá trị của rừng là rất lớn, bên cạnh đó lợi nhuận từ nuôi tôm và nuôi cua dưới tán rừng đước cũng đem lại cho gia đình tôi một khoản thu nhập ổn định. Nếu người dân canh tác trên đất rừng biết chịu khó, biết bám đất bám rừng để tăng thu nhập trên cùng diện tích thì vẫn có thể làm giàu”.

Ngọc Quyên
Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập531
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm530
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại847,168
  • Tổng lượt truy cập92,020,897
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây