Học tập đạo đức HCM

Tiêu thụ thịt heo vào “ngõ cụt”

Thứ bảy - 03/06/2017 05:37
Những năm gần đây, người dân đã cùng nhau chung tay “giải cứu” rất nhiều sản phẩm nông sản như thanh long, dưa hấu, hành tím, chuối... và bây giờ là thịt heo. Nguyên nhân là do việc phát triển nuôi trồng các loại nông sản này đều “nóng”, tạo sự mất cân đối cung cầu, gây hệ lụy không nhỏ với ngành nông nghiệp.

Phát triển nóng

Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, ghi nhận tình hình chăn nuôi heo có nhiều bất lợi, khi bức tranh sản xuất không thấy có gam màu tươi sáng, bởi giá heo xuống mức chạm đáy; ở mức 10.000 - 12.000 đồng/kg. Đây là mức giá “chua xót” với người chăn nuôi. Theo ông Nguyễn Anh Đức, Phó Giám đốc Công ty TNHH Phát triển chăn nuôi Peter Hand Hà Nội, nguyên nhân xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa thịt heo như hiện tại là do trong 2 năm (2015 và 2016), người nuôi heo tăng đàn rất mạnh nhằm mục đích xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối năm 2016 Trung Quốc dừng nhập khẩu thịt heo Việt Nam, dẫn đến việc cung lớn hơn cầu. 

Giá heo hơi

Nghịch lý mua bán

Trong khi giá heo hơi ở mức thấp như vậy, nhưng có một nghịch lý là giá bán tại các siêu thị vẫn ở mức cao; 80.000 - 90.000 đồng/kg, thậm chí có nơi bán 100.000 đồng/kg. Thịt heo bán tại siêu thị Co.op Mart được công bố mức giá sườn non 158.000 đồng/kg, nạc đùi 87.500 đồng/kg, thịt ba rọi 82.000 đồng/kg, nạc xay 83.000 đồng/kg, thịt nách 71.500 đồng/kg, thịt đùi 75.000 đồng/kg, thịt vai 71.500 đồng/kg, cốt lết 77.500 đồng/kg... Tại siêu thị Big C, giá sườn non heo 148.000 đồng/kg, thịt ba rọi 80.000 đồng/kg, thịt đùi 59.000 đồng/kg, thịt vai 58.000 đồng/kg, nạc đùi 78.000 đồng/kg, nạc thăn 85.000 đồng/kg... Tại Fivimart, Vinmart… cũng bán với giá từ 100.000 đồng/kg trở lên. Thịt heo sinh học tại siêu thị cũng có giá 104.000 - 158.000 đồng/kg, tùy loại. Lý giải về nghịch lý này, đại diện Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, nguyên nhân là do các siêu thị và chợ vẫn phải qua 3 - 4 đầu mối phân phối mới đến tay người tiêu dùng, chính vì vậy, dù thịt heo giảm nhưng giá bán ở siêu thị vẫn không giảm là bao, người tiêu dùng vẫn phải mua sản phẩm với giá cao. 

Một thực tế khác, hiện nay, việc vay vốn của người chăn nuôi tại các ngân hàng cũng đang là vấn đề cần được quan tâm. Thống kế của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ toàn ngành cho chăn nuôi heo là gần 30.000 tỷ đồng, số chính sách là 29.344 tỷ đồng, cho vay ngắn hạn 12.665 tỷ, chiếm 43%, cho vay dài hạn là 16.679 tỷ, chiếm 57%, với số lượng nông dân và doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi heo là 506.058 khách hàng đang còn vay nợ ngân hàng. Trong đó, dư nợ chủ yếu là của cá nhân, hộ gia đình, khoảng 25.800 tỷ, chiếm tỷ trọng gần 90% tổng dư nợ, 10% còn lại dành cho doanh nghiệp, hợp tác xã, mô hình liên kết. 

  

Điều tiết lại thị trường

Theo Bộ NN&PTNT, giá heo hơi giảm mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi. Vấn đề kiểm soát cơ sở chế biến tăng thu mua, kiểm soát chặt chẽ thị trường phân phối được đặt ra. Giải pháp về lâu dài là cần hạ giá sản xuất, tăng chế biến sâu, điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành chăn nuôi phù hợp nhu cầu thị trường. 

Với sản phẩm thịt heo đã chịu tác động bất thường từ thị trường Trung Quốc mà việc xuất khẩu tiểu ngạch giảm 90% đã dẫn tới mất cân bằng cung - cầu ngành chăn nuôi heo. Chính vì vậy, cần phải có các biện pháp lâu dài, không thể bằng các biện pháp hành chính hoặc tác động bằng một cách rất cơ học để “giải cứu” được. Một yêu cầu khác chính là việc quy hoạch lại số lượng sản phẩm, tính toán đầu ra, phân phối sản phẩm phù hợp. Thực hiện chuỗi liên kết hiệu quả hơn nữa, nếu có sự phối hợp của Hiệp hội Chăn nuôi hay các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp có thể gắn kết được các hộ nông dân lại và có thể có thông tin định hướng, biện pháp phối hợp và thành lập các quỹ dự trữ, Chính phủ có thể đóng góp một phần hỗ trợ. 

>> Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng, muốn giảm được tình trạng mất cân bằng dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực chỉ có cách làm sao để cơ chế thị trường vận hành tốt nhất. Khi các doanh nghiệp đánh giá đúng tín hiệu thị trường cùng với những chính sách cụ thể của Nhà nước sẽ tránh được biến động thị trường, hoạt động sẽ đi vào quỹ đạo bình thường và phát triển tốt.

 

Nguồn: nguoichannuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập509
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại844,777
  • Tổng lượt truy cập92,018,506
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây