Học tập đạo đức HCM

Công nghiệp “đe dọa” môi trường

Thứ tư - 13/03/2013 03:33
Mỗi năm, các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên thải ra khoảng 19 triệu m3/năm và được dự báo gia tăng 22% mỗi năm, nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 90.000m3/ngày, 100% nước thải sinh hoạt đang thải trực tiếp ra sông Cầu và các thủy vực tiếp cận.

Ảnh minh họa.

Nước mặt suy giảm nghiêm trọng

Theo báo cáo của Bộ TN&MT, chất lượng nước tại sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ và sông Đáy đã bị ô nhiễm. Kết quả khảo sát cho thấy, gần 70%  trong  số hơn một  triệu m3 nước  thải mỗi ngày  từ  các  khu  công nghiệp (KCN) được  xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, tỷ lệ các KCN đi vào hoạt động có  trạm xử  lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%.

Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên đánh giá, chất lượng nước sông Cầu ở hầu hết các địa phương đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng là nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt (QCVN 08:2008/BTNMT (A)). Tuy nhiên, chất lượng nước tại khu vực thượng lưu tốt hơn so với hạ lưu, đặc biệt đoạn Sông Cầu chảy qua khu vực thành phố Thái Nguyên.

Hiện nay, tại các suối tiếp nhận trực tiếp nước thải từ các hoạt động đô thị, công nghiệp, khai khoáng, mức độ ô nhiễm tại các suối là rất lớn. Đặc biệt, các suối tiếp nhận nước thải của TP. Thái Nguyên, mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng là rất cao, so với QCVN, hàm lượng BOD vượt trên 2 lần, hàm lượng amoni vượt 16 lần, hàm lượng tổng dầu mỡ vượt gần 8 lần. Đặc biệt, tại suối Cam Giá - suối tiếp nhận nước thải của KCN gang thép Lưu Xá, suối Văn Dương - suối tiếp nhận nước thải của KCN Sông Công), hàm lượng Cd vượt so với QCVN.

Nước mặt  suối Cam Giá  có môi  trường  trung  tính  pH dao động  trong  khoảng 7,1-7,2, ôxy hòa  tan không  lớn dao động  từ 4,0 - 4,2,  trước điểm  tiếp nhận nước  thải không ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng nhưng bị ô nhiễm vi sinh, giá trị Coliform vượt hơn 1 lần so với QCVN. Đoạn suối Cam Giá sau khi tiếp nhận nước  thải  sản xuất  của  KCN bị ô nhiễm  cao  thành phần hữu  cơ, kim  loại nặng và vi  sinh BOD5, COD, Cd, Pb, Phenol và Coliform đều vượt hơn 1  lần, amoni vượt hơn 2 lần so với QCVN. 

Có thể thấy, chất lượng nước mặt suối Cam Giá sau khi tiếp nhận nước thải sản xuất của KCN Lưu Xá giảm đi đáng kể so với đoạn trước, nước bị ô nhiễm hợp chất hữu cơ, dinh dưỡng và kim loại nặng là Pb, Cd. Đây là các thành phần có hàm lượng rất cao trong nước thải sản xuất của KCN. Chất  lượng nước suối khu vực này không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.

Cần những quyết sách mạnh mẽ

Theo quy hoạch, toàn tỉnh Thái Nguyên có 25 KCN, CCN, trong đó KCN Sông Công 1 thu hút được 32 dự án đầu tư, 1 số KCN và CCN đã kết thúc giai đoạn đầu tư bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong tổng số 25 KCN và CCN được quy hoạch chỉ có duy nhất KCN Sông Công thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, còn lại các KCN và CCN khác đề không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa xây dựng chương trình quản lý chất thải và giám sát chất lượng môi trường.

Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên có 20/23 doanh nghiệp (DN) có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết và đề án bảo vệ môi trường, tất cả các DN có phát sinh nước thải đã đầu tư công trình xử lý nước thải sơ bộ, 9/11 DN có phát sinh khí thải đã có hệ thống xử lý và đa phần các DN đều thực hiện quan trắc giám sát môi trường theo quy định…

Hiện tại, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Mục tiêu đến 2020, Thái Nguyên giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi trường tại các KCN và CCN, khu đô thị, khu du lịch, khu khai khoáng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở chăn nuôi. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì và phát triển một số khu bảo tồn, vườn quốc gia. Đặc biệt, vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu trong quy hoạch và phát triển đô thị, các KCN và CCN và chú trọng có trọng điểm trong quy hoạch và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện phân vùng quản lý môi trường để quản lý phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, kiểm soát ô nhiễm của các cơ sở sản xuất - kinh doanh, bệnh viện, khu dân cư, KCN và CCN bằng áp dụng rộng rãi, có hiệu quả cao các biện pháp phòng ngừa và xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Theo lộ trình, Thái Nguyên phấn đấu 90% chất thải rắn đô thị ở TP. Thái Nguyên, thị xã Sông Công; 70% chất thải rắn đô thị ở các thị trấn, 100% chất thải rắn công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển, xử lý hợp vệ sinh; 100% các KCN và CCN, 80% các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải, 80% các cơ sở sản xuất công nghiệp có hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam; 100% số bệnh viện có trạm xử lý nước thải đạt Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam...

Mới đây (27/2/2013), Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản đôn đốc các DN thực hiện những biện pháp khắc phục tồn tại về bảo vệ môi trường theo kết luận kiểm tra năm 2012. Những đơn vị không chấp hành khắc phục đúng hạn, Ban sẽ lập biên bản và có văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo luật định.

Theo monre.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập375
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại855,673
  • Tổng lượt truy cập92,029,402
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây