Học tập đạo đức HCM

Đề xuất cho phép nổ súng vào đối tượng chống người THCV: Phải quy định chặt chẽ các trường hợp được nổ súng

Chủ nhật - 10/03/2013 11:48

Đề xuất cho phép nổ súng vào đối tượng chống người THCV: Phải quy định chặt chẽ các trường hợp được nổ súng

Đề xuất của Bộ Công an về việc cho phép người thi hành công vụ (THCV) trong trường hợp đặc biệt, có thể nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm, đang được dư luận quan tâm.
Bộ Công an vừa soạn thảo dự thảo Nghị định quy định Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người THCV. Trong đó, điểm đáng chú ý và cũng gây tranh cãi trong dư luận là quy định cho phép trong trường hợp đặc biệt, người THCV có thể nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa hành vi chống người THCV...
Đã có hơn 8.500 vụ chống người THCV từ năm 2002 đến tháng 6.2012.
 
Dựa trên thực tế đã có hơn 8.500 vụ chống người THCV từ năm 2002 đến tháng 6.2012, Bộ Công an đã chủ trì phối hợp cùng các Bộ Quốc phòng, Tư pháp, Tài chính, LĐTBXH, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, NNPTNT, TANDTC để xây dựng dự thảo Nghị định này.
Đáng chú ý, tại Khoản 2, Điều 18 của dự thảo Nghị định có quy định: “Trường hợp có căn cứ thực tế để cho rằng hành vi chống người THCV sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì người THCV được sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hoặc nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa hành vi chống người THCV, kịp thời ngăn chặn hậu quả xảy ra và bắt giữ người có hành vi chống người THCV”.
Chính quy định này đã làm nảy sinh nhiều luồng ý kiến trong dư luận. Để làm rõ thêm vấn đề này, Dân Việt đã trao đổi với một số luật sư:
TS. Luật sư Vũ Thái Hà (Chủ tịch Công ty Luật TNHH YouMe) khẳng định: Trước hết, có thể nói, việc cho phép lực lượng chức năng nổ súng vào người và phương tiện không phải là biện pháp mới. Việc Dự thảo Nghị định quy định Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người THCV quy định biện pháp này cũng chỉ nhằm quy định cụ thể hơn về việc nổ súng trong trường hợp có hành vi chống người THCV.
Tuy nhiên, việc quy định như trong Dự thảo có thể khiến cho người ta thấy việc nổ súng vào người và phương tiện vi phạm chưa được quy định một cách chi tiết. Cần phải quy định chặt chẽ các trường hợp người THCV được phép nổ súng để tránh tình trạng người THCV lạm dụng biện pháp nổ súng gây tổn hại tới sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân như một số trường hợp mà báo chí đã nêu trong thời gian vừa qua.
Vậy luật đã quy định các trường hợp được phép nổ súng như thế nào?
- Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011, người THCV chỉ được phép nổ súng vào người hoặc phương tiện trong các trường hợp sau:
+ Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người THCV hoặc người khác.
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
+ Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người THCV.
+ Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng…
Và được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau (trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế): Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người THCV hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin…
Vậy trước khi nổ súng, những nguyên tắc mà luật pháp quy định với người THCV ra sao thưa ông?
- Trước khi nổ súng, người THCV phải tuân thủ các nguyên tắc như: Phải đánh giá tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định có hay không nổ súng. Chỉ được nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Trong mọi trường hợp nổ súng, người nổ súng phải hạn chế tối đa thiệt hại do việc nổ súng gây ra.
Cùng về vấn đề này, Luật sư Tạ Quốc Cường – Văn phòng luật sư Sự Thật, cho rằng: Trước đây, nếu các đối tượng vi phạm hay chống lại người THCV, người THCV cũng đã được phép sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hoặc nổ súng trực tiếp vào đối tượng và phương tiện vi phạm đó.
Nhưng phải tùy thuộc vào hành vi, mức độ chống đối của đối tượng mà người THCV nổ súng vào các vị trí trên cơ thể sau khi đã bắn chỉ thiên mà vẫn bị tấn công….
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ là cần thiết để xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật có hành vi chống đối. Nhưng lực lượng THCV cũng phải sử dụng công cụ hỗ trợ hợp lý chứ không được tùy tiện. Vì thế theo tôi phải quy định chi tiết, chặt chẽ các trường hợp người THCV được nổ súng khi bị chống đối.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến – Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội: Quy định cụ thể để tránh lạm quyền
Tinh thần của dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người THCV được xây dựng trên cơ sở nhằm cụ thể hóa Pháp lệnh 22 về quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực từ tháng 1.2012. Tuy nhiên dự thảo cần phải bổ sung quy định cụ thể, rõ ràng, trường hợp như nào mới được nổ súng. Quy định cần phải đảm bảo để điều chỉnh hành vi thực tế, tránh việc lạm quyền của người thực thi. Việc dùng công cụ hỗ trợ nói chung hay súng nói riêng để trấn áp tội phạm là được phép, tuy nhiên cũng phải đảm bảo quyền của công dân. Ở đây cần phải nói rõ thế nào được coi là tình huống cấp thiết, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người THCV, có dấu hiệu của tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì có thể nổ súng. Nếu chỉ đơn thuần như này rất dễ dẫn tới tình trạng lợi dụng, lạm quyền nổ súng vào người dân, trong khi trên thực tế hành vi vi phạm của họ chưa tới mức cho phép được nổ súng.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại832,118
  • Tổng lượt truy cập92,005,847
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây