Học tập đạo đức HCM

Kích tăng trưởng, khoan sức dân

Thứ hai - 11/03/2013 00:08
Hôm nay chỉ mới 30 tháng Giêng nhưng đối với nhiều người âm hưởng tết hầu như đã xa vợi. Tâm lý ấy xuất phát từ tác động nền kinh tế còn vây bủa nhiều khó khăn và người dân đang đối mặt cuộc mưu sinh vật vã, thu nhập người lao động cứ giảm dần theo đà suy giảm của nền kinh tế.

Tăng trưởng GDP 5,03% năm 2012 là mức thấp nhất trong vòng hơn một thập niên qua. Và dù Nhà nước đã đưa ra thông điệp không quá câu thúc chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ duy trì mức tăng trưởng hợp lý, và đặt ra mục tiêu lớn là tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế để phát triển theo hướng ổn định, bền vững. Tuy nhiên, xem xét thực tế, nước ta vẫn chưa vượt thoát được vòng luẩn quẩn: tăng trưởng suy giảm làm nợ xấu tăng, nợ xấu tăng gây ách tắc dòng vốn tín dụng vào nền kinh tế, doanh nghiệp thiếu vốn lại tác động làm tăng trưởng tiếp tục suy giảm. Minh chứng rõ nét nhất là trong 2 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng -0,16% so với cuối năm 2012 trong khi chỉ tiêu cả năm đề ra là 12%.

Điều này vừa là một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng vốn nền kinh tế, vừa phản ánh doanh nghiệp và người dân chưa vững niềm tin thị trường, chưa mạnh dạn vay vốn làm ăn mặc dù lãi suất liên tiếp giảm.

Nghị quyết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII xác định mục tiêu kinh tế tổng quát năm 2013: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012; đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng... Tuy nhiên đến thời điểm này các giải pháp cụ thể tháo gỡ các điểm nghẽn nền kinh tế như nợ xấu, hàng tồn kho vẫn chưa thấy rõ; các cơ chế, chính sách cụ thể về quy chế thuê mua, đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội, tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản... vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi đó lạm phát 2 tháng đầu năm lại tăng khá cao: 2,6%, gần bằng 1/2 chỉ tiêu Chính phủ đề ra cả năm (khoảng 6%) và trực tiếp đe dọa đến đời sống người lao động, tầng lớp dân cư thu nhập thấp.

Năm 2013 Nhà nước tiếp tục thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu nhưng người lao động thiếu hào hứng vì thu nhập thực tế không tăng do giá cả đã tăng từ trước, và sau tết giá cả vẫn không giảm; các chủ doanh nghiệp lại thêm gánh nặng chi phí lương trong khi thực tế sản xuất kinh doanh chưa cải thiện. Chưa bao giờ các loại phí ngành chức năng đề xuất hoặc ban hành để móc hầu bao người dân nhiều như lúc này. Bên cạnh đó là lộ trình điều chỉnh giá thị trường của các mặt hàng thiết yếu như than, điện, xăng dầu... Hiệu ứng tăng giá và phí tiếp tục bủa vây càng làm xã hội mất niềm tin thị trường, người dân dè sẻn chi tiêu, doanh nghiệp co thủ chờ thời.

Trên thực tế cầu tiêu dùng và đầu tư hiện nay rất thấp. 2 tháng đầu năm nay tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ chỉ tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó chỉ số hàng tồn kho tiếp tục tăng 19,9%. Vì vậy, an sinh xã hội là vấn đề lớn hiện nay. Khuyến nghị chính sách giai đoạn 2013 - 2015, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng cần tiếp tục giảm thuế và phí đối với người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện khu vực tư nhân tăng thu nhập, có khả năng tiết kiệm; tăng cường chi cho an sinh xã hội, đặc biệt đối với người nghèo, người thu nhập thấp.

Thực tế khu vực nông thôn hiện nay đang chịu tác động mạnh bởi suy giảm kinh tế. Thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhưng hiệu quả tác động chưa rõ, đời sống người dân còn bấp bênh hoặc luôn đối mặt khó khăn. Thể hiện rõ nhất là chủ trương mua tạm trữ lúa người dân chưa hưởng lợi trực tiếp; hỗ trợ vốn vay người nuôi cá và ngành chế biến thủy sản chưa sát thực tế, chưa vực dậy tiềm năng to lớn đặc thù ngành nông nghiệp nước ta; các làng nghề nông thôn cứ tàn lụi dần do thiếu vốn, thiếu đầu ra... Đầu tư nông nghiệp nông thôn ít vốn nhưng luôn mang lại hiệu quả cao nhất, có mức độ lan tỏa nhanh trong việc giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, là vấn đề cần được quan tâm đúng mức và hợp đạo lý đối với lực lượng xung kích bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Thu nhập dân cư giảm làm sức mua nền kinh tế giảm; sức mua giảm làm hàng tồn kho tăng; hàng tồn kho tăng làm sản xuất giảm, làm nợ xấu tăng; nợ xấu tăng lại tác động giảm tín dụng, tín dụng giảm làm tăng trưởng giảm... Đấy là vòng luẩn quẩn nền kinh tế nước ta đang gặp phải. Mệnh lệnh cuộc sống đòi hỏi cần hóa giải bài toán này bằng các giải pháp cụ thể và mạnh mẽ. Vấn đề tiên quyết là phải khoan sức dân, kích hoạt đầu tư kinh doanh. Có giải được bài toán này mới phục hồi đà tăng trưởng vững chắc, đưa nền kinh tế vượt thoát khó khăn. 

LÊ TIỀN TUYẾN
theo sggp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,451
  • Tổng lượt truy cập92,008,180
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây