Học tập đạo đức HCM

DN, người nuôi cá tra vẫn khó vay vốn ngân hàng

Chủ nhật - 10/03/2013 23:51

Đó là đánh giá, nhận định của Bộ NN-PTNT trong công văn số 773/BNN-TCTS gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ TN-MT vào ngày 7/3 vừa rồi.

Khó vay vốn lãi suất thấp

Nội dung chính của công văn số 773/BNN-TCTS là báo cáo kết quả kiểm tra xác minh tình hình cho vay vốn của các hộ và doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra từ các ngân hàng thương mại nhà nước năm 2012, tại địa bàn các tỉnh, TP trọng điểm về nuôi cá tra là Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang. Đoàn kiểm tra thứ nhất từ ngày 14 - 18/1 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì làm việc tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp; đoàn thứ hai từ ngày 23 - 24/1 do Bộ NN-PTNT chủ trì làm việc tại An Giang. Tham gia các đoàn công tác có đại diện Hội Nghề cá Việt Nam, VASEP và Agribank.

Đoàn do Bộ NN-PTNT chủ trì đã khảo sát tại HTX Thủy sản Châu Phú (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú, An Giang). Năm 2012, người nuôi cá ở đây bị lỗ nặng do giá thành sản xuất cao hơn giá bán từ 2.000 - 3.000 đ/kg. Hiện tại, 100% xã viên HTX đều phải vay vốn nuôi cá, nguồn vay từ nhiều ngân hàng khác nhau như Agribank, Vietinbank, SCB... nhưng họ rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Do không còn tài sản thế chấp để vay mới, nên chỉ có một số hộ được vay vốn của Agribank với lãi suất thấp. Với những hộ này, hạn mức vay cũng thấp vì đất thế chấp là đất nông nghiệp với khung giá đất đã cũ (2009), chưa được áp dụng khung giá riêng với đàn cá và hệ thống ao nuôi (do vướng Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất chưa phân định rạch ròi 2 loại đất nông nghiệp và thủy sản).

Lãi suất vay từ Agribank với người nuôi cá tra đã được điều chỉnh xuống mức 12%/năm (do các hộ nuôi bị xếp loại nợ nhóm 3, 4 nên không được hưởng mức 11%/năm). Trong khi đó, lãi vay từ các ngân hàng khác vẫn ở mức cao vì chưa được điều chỉnh, nhưng người dân khó chuyển sang vay vốn từ Agribank. Kết quả xác minh cũng cho thấy 13 xã viên HTX được vay vốn thời điểm sau tháng 8/2012 với mức từ 300 triệu - 3 tỷ đồng, nhưng hầu hết không phải là vay mới để đầu tư vào nuôi cá mà là Agribank thực hiện đáo hạn và gia hạn nợ cũ. Vì thế trên thực tế người dân không có thêm nhiều tiền để đầu tư vào nuôi cá. Người dân cũng không vay tiền từ các ngân hàng khác trong nhóm 5 ngân hàng theo văn bản “1149” của Thủ tướng Chính phủ (về các chính sách cấp bách hỗ trợ chăn nuôi và thủy sản).

Khảo sát tại các công ty đang gặp khó khăn nhất hiện nay là Cty Thuận An, Cty Việt An, Cty Việt Ngư, đoàn do Bộ NN-PTNT chủ trì nhận thấy các công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn sản xuất. Hiện nay các công ty vẫn đang được vay vốn từ các ngân hàng, tuy nhiên nhu cầu vốn vay của các DN lớn nhưng không thể vay thêm do hết tài sản đảm bảo, hạn mức vay còn thấp. Các DN kiến nghị về tài sản đảm bảo là hàng tồn kho cần được đánh giá lại cao hơn. Có DN đề nghị giảm phần chiết khấu. Chẳng hạn, trước đây Cty Thuận An được vay 300 tỷ đồng, chiết khấu 0,4 triệu USD. Hiện nay Cty vẫn được vay 300 tỷ đồng nhưng ngân hàng nâng mức chiết khấu lên tới... 2 triệu USD, như vậy thực tế vốn vay doanh nghiệp được sử dụng đã giảm đi 1,6 triệu USD. Lãi suất vay tại Agribank đã chuyển về mức 11%/năm, tuy nhiên vay vốn tại ngân hàng này đòi hỏi thủ tục phức tạp hơn và hạn mức được vay thấp hơn các ngân hàng khác.

Theo UBND tỉnh An Giang, hiện diện tích nuôi cá tra ở tỉnh này là 1.348 ha, chỉ bằng 85% so với 2011. Số hộ nuôi giảm 2.046 hộ so với 2 năm trước. Toàn tỉnh có 17 DN chế biến thủy sản, 23 nhà máy, công suất 335 nghìn tấn/năm. Năm 2012, các DN khó tiếp cận vốn từ chính sách của Chính phủ. Những DN có hàng tồn kho nhiều, đã phải chấp nhận bán với giá thấp để có vốn tiếp tục sản xuất. Các hộ nuôi cá thể thiếu vốn tự có và tài sản thế chấp để làm đối ứng và thế chấp vay vốn tại ngân hàng.

Một số hộ nuôi phản ánh thủ tục vay vốn tại các ngân hàng hết sức phức tạp. Đối với các DN chế biến phần lớn dựa vào vốn vay từ các ngân hàng tín dụng. Nhưng do tăng trưởng thấp nên hạn mức cho vay của ngân hàng không tăng, đặc biệt có doanh nghiệp bị hạ hạn mức cho vay. Trong khi đó chi phí sản xuất đầu vào như điện nước, giá thức ăn tăng... vì thế hầu hết các DN và người nuôi gặp khó khăn về vốn. Số hộ được vay vốn mới với lãi suất dưới 11%/năm là rất ít.

Cần điều chỉnh thời hạn, hạn mức vay

Từ kết quả khảo sát như trên, Bộ NN-PTNT khẳng định, mặc dù trong năm 2012, tổng dư nợ cho vay nuôi trồng, chế biến xuất khẩu cá tra của các tổ chức tín dụng trong khu ĐBSCL đạt 22.777,5 tỷ đồng (so với cuối năm 2011 doanh số tăng 16,5%, số dư tăng 25%), nhưng người nuôi và doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Nguyên nhân là do người nuôi và DN không còn tài sản thế chấp để vay mới. Trong khi đó các ngân hàng không hạ điều kiện cho vay (ở Đồng Tháp, số hộ nuôi có hiệu quả được ngân hàng đầu tư vốn năm 2012 chỉ là 885 trên tổng số 1.647 hộ). Thời gian cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất (thời gian vay 4 tháng, trong khi chu kỳ sản xuất 8 - 12 tháng). Điều này đã làm tăng doanh số cho vay của các ngân hàng so với nhu cầu vốn để đầu tư thực tế cho nuôi, thu mua và chế biến cá tra. Đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh các thủ tục, tăng chi phí đối với các ngân hàng (người vay đến kỳ đáo hạn phải trả nợ cũ rồi mới làm khế ước vay mới).

Để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch trong năm 2013, hướng tới sản xuất tiêu thụ cá tra phát triển bền vững, Bộ NN-PTNT đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh lại thời hạn vay nuôi cá tra (cho vay theo chu kỳ nuôi cá 8 - 12 tháng), cơ cấu lại nợ, tăng hạn mức cho vay trên cơ sở xem xét sửa đổi bổ sung giá trị cá trong ao và hạ tầng ao nuôi vào căn cứ tính hạn mức cho vay, tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hàng triển khai cho vay theo tinh thần văn bản 1149/TTg-KTN; nghiên cứu sửa đổi Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ NN và PTNT.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Bộ TN-MT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất. Đề nghị xem xét xác định giá trị giữa đất trồng lúa và đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản thành 2 đối tượng riêng biệt, trên cơ sở giá trị đầu tư để phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập235
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm234
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,009
  • Tổng lượt truy cập90,245,402
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây