Theo ghi nhận từ các chủ trang trại, giá heo hơi (lợn hơi) hôm nay 5/10 vẫn duy trì mức cao, bình quân cả nước đạt từ 50.000 - 55.000 đồng/kg. Ảnh: Đ.T
Giá lợn hơi trong nước biến động tăng trong tháng 9
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá lợn hơi tại miền Bắc hiện đang giao dịch ở mức 52.000 - 55.000 đ/kg, tăng 2.000 – 3.000 đ/kg so với tháng trước. Tại huyện Ba Vì (Hà Nội), giá lợn hơi tăng 2.000 đồng/kg lên 55.000 đ/kg. Tại Hưng Yên, giá lợn hơi hiện dao động trong khoảng 52.000 - 54.000 đ/kg, có nơi lên tới 55.000 đ/kg.
Các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng dao động trong khoảng 53.000 - 54.000 đ/kg; giá lợn hơi tại Phú Thọ khoảng 51.000 - 53.000 đ/kg.
Giá heo hơi trong tháng 9 tại miền Trung, Tây Nguyên có địa phương tăng tới 4.000 đ/kg so với tháng 8. Hiện, giá lợn hơi toàn khu vực đang giao dịch ở mức 47.000 - 55.000 đ/kg. Trong đó, Thanh Hóa là địa phương ghi nhận mức tăng cao 4.000 đ/kg với giá lên đến 55.000 đ/kg.
Tại miền Nam, đà tăng giá heo hơi tiếp tục được duy trì. Nhìn chung toàn miền, giá heo hơi dao động phổ biến ở mức 52.000 - 53.000 đ/kg, tăng 1.000 – 3.000 đ/kg so với tháng trước. Thậm chí giá bán ra tại các trại của doanh nghiệp lớn như C.P cũng liên tục được điều chỉnh theo hướng tăng. Hiện giá xuất chuồng tại trại của C.P đã đạt 53.000 đồng/kg.
Theo các doanh nghiệp, giá lợn hơi tăng do lợn hơi tới lứa xuất bán trong các trang trại không nhiều, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Dự báo, giá lợn hơi sẽ tăng trong những tháng cuối năm do nhu cầu tăng.
Cũng theo Bộ NNPTNT, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2018, giá lợn hơi trong nước có xu hướng tăng. So với cuối năm 2017, giá lợn hơi tại miền Bắc tăng khoảng 18.000 – 19.000 đ/kg (tăng 150 – 156%). Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên tăng 14.000 – 21.000 đ/kg (tăng 140 – 160%). Giá lợn hơi tại miền Nam tăng 23.000 – 24.000 15 đ/kg (tăng 177 – 186%).
Đã đến thời của các "đại gia" chăn nuôi?
Bộ NNPTNT cho biết, trong tháng 8, dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, tính đến ngày 24/9, cả nước không còn địa phương nào có dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, chỉ còn 1 ổ dịch cúm A/H5N6 chưa qua 21 ngày. Thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm thịt bò, thịt gia cầm ổn định, thịt lợn duy trì mức giá cao, có lãi cho người chăn nuôi nên chăn nuôi tiếp tục phát triển.
Trong gần 2 năm khủng hoảng giá, chăn nuôi nông hộ đã lâm vào cảnh kiệt quệ, nhiều người treo chuồng, phá sản nhưng các "đại gia" chăn nuôi vẫn đứng vững và hồi phục rất nhanh. Ảnh: I.T
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, khủng hoảng về cung cầu thị trường thịt lợn từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2018 đã làm mất đi phần lãi trên 100.000 tỷ đồng của người chăn nuôi lợn trong nước mà lẽ ra họ hoàn toàn được hưởng. Cùng với đó 900.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ treo chuồng.
Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy, khủng hoảng giá lợn kéo dài gần 2 năm qua đã khiến khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ giảm rất mạnh, song khu vực trang trại, doanh nghiệp lớn vẫn không ngừng tăng trưởng. Cụ thể, Dabaco Việt Nam tăng 21% đàn nái, C.P tăng 9%, CJ Vina tăng 27%…
Số liệu này được khẳng định có cơ sở bởi qua tính toán, giám sát nhập khẩu lợn cụ kỵ, ông bà, bố mẹ cũng như sản lượng nhập khẩu và sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể kiểm chứng được.
Ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin cho biết: Từ cuối năm 2016, ngành chăn nuôi heo trải qua khủng hoảng thừa, dẫn tới giá giảm sâu, người chăn nuôi điêu đứng. Mặc dù tới nay, giá lợn đã về đúng giá trị nhưng chưa thể khẳng định thị trường đã ổn định. Khủng hoảng này cho thấy những lỗ hổng trong việc quy hoạch và quản lý thị trường chăn nuôi heo tại Việt Nam. Người chăn nuôi nhỏ lẻ luôn là người chịu thiệt thòi do thiếu kiến thức về thị trường và thiếu hụt các liên kết chuỗi chăn nuôi để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Mavin có lợi thế là công ty hoạt động theo chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” nên hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến động thị trường. Kể cả trong thời điểm giá lợn giảm sâu, công ty vẫn đảm bảo hoạt động chăn nuôi diễn ra bình thường, đảm bảo thu nhập ổn định và lợi nhuận bền vững cho các đối tác chăn nuôi. Từ năm 2017, Mavin đã mở rộng liên tục mạng lưới chăn nuôi với mức tăng trưởng 150%/năm.
Trái ngược với xu hướng giá thịt lợn, giá gia cầm có xu hướng giảm. So với tháng trước, giá gà thịt lông màu mua tại trại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long giảm 1.000 – 2.000 đ/kg xuống còn 31.000 – 33.000 đ/kg. Giá gà thịt tại hai khu vực này giảm 2.000 đ/kg xuống 20.000 – 22.000 đ/kg. Giá trứng gà tại trại giảm 450 – 500 đ/quả xuống còn 1.450 – 1.650 đ/quả. Trong khi đó, giá gia cầm có xu hướng giảm. So với cuối năm 2017, giá gà thịt lông màu mua tại trại khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL giảm 8.000 – 9.000 đ/kg. Giá gà thịt tại hai khu vực này giảm 6.000 – 7.000 đ/kg. Giá trứng gà tại trại giảm 200 – 400 đ/quả. |
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;