Học tập đạo đức HCM

Giải quyết tình trạng “Con đặc sản tắc đầu ra” thế nào?

Thứ bảy - 22/09/2012 20:15
Theo TS Võ Văn Sự - Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Động vật quý hiếm Việt Nam, để khắc phục tình trạng thua lỗ trong chăn nuôi các loài vật đặc sản, bà con cần tìm hiểu thật kỹ thị trường, cảnh giác trước “chiêu thức” thổi giá của đầu nậu khi mua giống.
 

 


Về thực trạng thua lỗ của các hộ nông dân trong việc chăn nuôi các vật nuôi đặc sản trong thời gian vừa qua, TS Võ Văn Sự nhận định:

- Đây là thực trạng đã được cảnh báo nhiều lần, nhưng vẫn lặp đi lặp lại. Thực tế cho thấy, việc nuôi trồng cây, con nào đó cũng có một thời sôi động. Chưa nói đến các loài vật quá quý hiếm mà ngay cả những con đơn giản như chim cút hay cá trê phi, trước đây cũng có một giai đoạn gây “sốc” cho thị trường và người nuôi.

Nhím là một trong những con đặc sản đang ách tắc đầu ra.

Tuy nhiên, sau đó các vật nuôi đặc sản này đều phát triển tốt. Hiện nay, với con nhím, nếu giá hạ thấp còn 2 - 3 triệu đồng/đôi giống thì người chăn nuôi đúng cách sẽ vẫn có lãi. Nguyên nhân lỗ ở đây là do hiện tượng “sốc” về giá con giống. Các đầu nậu hoặc các chủ trang trại làm trước bán giống giá cao cho người làm sau. Khi nuôi được nhiều, giá giống xuống thấp hoặc không bán được giống mà chỉ bán thịt thì người đi sau bị lỗ.

Trong khi ngành chăn nuôi quy mô công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn thì việc chăn nuôi vật đặc sản là một hướng đi tốt, thậm chí có lãi hơn các vật nuôi khác. Vậy làm sao để dự báo chính xác nhu cầu thị trường để tránh được tình trạng nóng sốt khi nuôi con vật đặc sản?

- Thực tế, chúng ta không có số liệu để dự báo. Hiện dự báo của chúng ta mang tính định tính nhiều hơn định lượng, mức độ chính xác không cao. Ngay cả bản thân tôi cũng rất ngỡ ngàng khi thấy con nhím phát triển mạnh như hiện nay. Với các nước phát triển, họ có thông tin số liệu rất cụ thể nên dễ dự báo. Việc này không cần đến Nhà nước làm trực tiếp, mà Nhà nước chỉ hướng dẫn, định hướng cho các hội, hiệp hội tư nhân thu thập số liệu, từ đó đưa ra dự báo cho nông dân.

Bộ NNPTNT sắp ban hành thông tư quy định điều kiện khai thác và gây nuôi khoảng 300 loài động vật rừng thông thường. Việc quản lý bao hàm cả việc báo số lượng cá thể về cơ quan kiểm lâm. Từ số liệu của cơ quan kiểm lâm, các cơ quan chuyên môn kết hợp với các dữ liệu về thị trường quốc tế có thể đưa ra những nhận định, khuyến cáo về chăn nuôi các con vật đặc sản.

Qua thực trạng này, TS có lời khuyên nào với bà con nông dân?

- Nông dân cần phải nghe ngóng xem giới khoa học họ nói gì; sau đó tham khảo thêm các tài liệu trên Internet, sách báo. Thứ nữa là cần giảm giá thành vật nuôi bằng cách áp dụng công nghệ chăn nuôi tốt hoặc cải thiện bằng thức ăn. Mỗi gia đình cần xem điều kiện chăn nuôi của mình có phù hợp hay không. Chẳng hạn như với lợn rừng, hộ nông dân muốn nuôi phải xem có sẵn các nguồn thức ăn khô, xanh hay không, còn nếu cứ đổ cám ra nuôi thì sẽ không có lãi.

Một điểm nữa cần chú ý là đặc sản chỉ bán được cho người ăn ngon, có điều kiện kinh tế và tiêu thụ mạnh vào dịp đặc biệt nào đó như lễ hội chẳng hạn. Vì vậy, nông dân không nên nuôi phổ biến, ồ ạt.

Xin cảm ơn ông!

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại391,838
  • Tổng lượt truy cập90,455,231
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây