Học tập đạo đức HCM

Giúp nông dân tránh 2 cú sốc thường gặp

Thứ năm - 19/07/2012 09:51
Nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở Việt Nam và một số nước tiểu vùng sông Mekong dễ bị tổn thương với các cú sốc trong nông nghiệp và rủi ro trong thiên tai, đặc biệt do ốm đau khiến họ bị giảm thu nhập và rơi vào tình trạng nợ nần.
Đây là những kết quả nghiên cứu của Tổ chức OXFAM được tiến hành tại Thái Lan, Lào, Myanmar và Việt Nam về cơ chế bảo trợ xã hội và nông nghiệp quy mô nhỏ được công bố ngày 18/7.

 

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đơn vị kết hợp với OXFAM thực hiện dự án này tại Việt Nam, từ 580 hộ nông dân ở 2 tỉnh Vĩnh Long và Hà Tĩnh (hai tỉnh trồng lúa gắn với rủi ro của người nông dân), đã cho thấy hai loại cú sốc thường gặp nhất của các hộ gia đình này là vấn đề lũ lụt, bệnh tật và biến động giá cả.

Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng CIEM, dự án đã xem xét bản chất về nguy cơ tổn thương của người nông dân, bao gồm những cú sốc từ bên ngoài như do biến động kinh tế vĩ mô, thiên tai, lũ lụt và những cú sốc nội tại trong các hộ gia đình như vấn đề về tiếp cận vốn, vấn đề sức khỏe của người nông dân…

Với các hộ gia đình càng nghèo thì mức độ nghiêm trọng càng cao và hoàn cảnh gia đình ngày càng xấu đi. Người dân cũng thường chọn 3 cách phản ứng cơ bản là phó mặc, trông chờ tín dụng (đi vay người thân, bạn bè, các tổ chức tài chính) hoặc giảm chi tiêu (kể cả đầu tư cho sản xuất nông nghiệp).

Nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra các thách thức đối với bảo trợ xã hội như Bảo hiểm xã hội có tỷ lệ tham gia thấp (20%), Bảo hiểm y tế có 57,4% dân số tham gia nhưng chất lượng dịch vụ còn nghèo nàn, chi tiêu cho dự phòng, chăm sóc và y tế cơ sở còn thấp, về trợ giúp xã hội thì chỉ có 1,73% dân số được hưởng trợ cấp…

CIEM đưa ra một số gợi ý chính sách ở cấp quốc gia như cải thiện thực thi chính sách, đưa ra chiến lược quốc gia thực tế hơn đối với khu vực nông nghiệp và hệ thống bảo trợ xã hội, cơ chế cảnh báo sớm và nâng cao năng lực. Đặc biệt, cần đánh giá và thực thi nghiêm túc chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

Đầu tư vào bảo trợ xã hội sẽ mang lại lợi ích trong dài hạn trong việc tăng năng suất nông nghiệp và giúp người nghèo thoát khỏi các rủi ro. Nông dân quy mô nhỏ có thể đóng vai trò là “tác nhân của sự thay đổi” và hoàn toàn có đủ năng lực để sống chung và đối mặt với các cú sốc và khủng hoảng bằng chính sáng kiến của họ.

Đỗ Hương
Nguồn:chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm257
  • Hôm nay40,413
  • Tháng hiện tại847,444
  • Tổng lượt truy cập88,202,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây