Trong 7 tháng đầu năm 2012, phát hiện và xử lý 11 vụ vi phạm, tịch thu 3.717,7 kg ĐVHD các loại, trong đó 3.407,7 kg ĐVHD thuộc loại qúy hiếm. Mới đây nhất ngày 4-9-2012, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC49 Công an tỉnh Hà Tĩnh) đã bắt giữ 119 con tê tê (hơn 424kg), 4 cá thể hổ con còn sống và nhiều bộ biển kiểm soát ô tô giả trên tuyến quốc lộ 8A, đoạn qua xã Đức Lâm (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ngày 6-9-2012, Chi cục Hải quan Hà Tĩnh đã phát hiện tại địa phận xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) 10 bao tải trong đó có 10 con kỳ đà do đối tượng buôn lậu bỏ lại. Lợi nhuận từ buôn bán ĐVHD trái phép là rất lớn, "chỉ sau ma túy và vũ khí” nên các đối tượng bất chấp pháp luật, sử dụng nhiều mánh khóe để thực hiện hành vi buôn bán, vận chuyển ĐVHD trái phép. Ông Lê Minh Chất – PC49 tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Đối tượng buôn bán ĐVHD trái phép hoạt động ngày càng tinh vi, chúng sử dụng ô tô mang biển số giả của các cơ quan nhà nước, hoặc cho người đi dò đường trước. Nhiều đối tượng đã lợi dụng các thủ tục ở các cơ sở gây nuôi, bán thanh lý để vận chuyển và buôn bán”. Theo ông Trần Việt Hưng - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) các loại động vật được buôn bán ở Việt Nam chủ yếu là tê tê, hổ, tê giác. Riêng tê tê có 249 vụ vi phạm bị phát hiện (vận chuyển, buôn bán), tương đương hơn 40 tấn. Về hổ, phát hiện 223 vụ vi phạm. Tính đến tháng 6-2012 ở nước ta có 13 cơ sở nuôi nhốt hổ (3 cơ sở nhà nước và 9 cơ sở tư nhân) nhưng ít nhất 6 cơ sở tư nhân có dính líu tới hoạt động buôn bán trái phép”. Để xảy ra tình trạng trên là do việc tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa các ngành chưa thực sự thường xuyên, hiệu quả; phối hợp giữa các ngành với các nước bạn trong việc nắm bắt, cung cấp thông tin cho nhau hầu như không có. Thêm nữa, chế tài xử lý tội phạm về buôn bán ĐVHD vẫn chưa đủ sức răn đe. Một số quy định của pháp luật còn bất cập… Ông Nguyễn Đình Kỳ đưa ra một ví dụ cụ thể về việc bắt giữ gần 400 kg tê tê vận chuyển bằng xe ô tô Camry trên quốc lộ 8A, đoạn đường thuộc huyện Hương Sơn ngày 11-12-2011 như sau: Khi bắt giữ trên xe có lái xe và người áp tải hàng. Sau khi tạm giữ người, phương tiện và tang vật vi phạm để điều tra, xử lý thì trong vòng 24 giờ, lái xe đã xuất trình Hợp đồng thuê xe ô tô với chủ phương tiện tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Quá trình xử lý, Chi cục Kiểm lâm đã tạm giữ xe, tịch thu số tê tê trên, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phạt hành chính lái xe 500 triệu đồng, người áp tải hàng 500 triệu đồng. Tuy nhiên việc thu tiền phạt hai đương sự trên gặp rất nhiều khó khăn, sau 4 lần đi đến địa phương của các đương sự để xác minh gia cảnh thì hoàn cảnh các đương sự không có khả năng để thực hiện quyết định xử phạt hành chính. Đến thời điểm hiện nay chưa thu được đồng nào, còn phương tiện thì theo quy định đã trả cho chủ phương tiện hợp pháp. Hoàng Bảo Yên |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã