Học tập đạo đức HCM

Hãy làm như Tây Ninh, Long An!

Thứ năm - 16/08/2012 00:10
Thông tin UBND các tỉnh Tây Ninh và Long An quyết định xóa sổ những khu, cụm công nghiệp quy hoạch treo để trả lại đất cho nông dân sản xuất đang khiến bà con ở những địa phương này vui tưng bừng.

Chả vui sao được khi hàng nghìn ha đất trồng lúa đã gắn bó với họ biết bao đời nay, một thời gian dài liên tục bị dọa thu hồi, nay bỗng được canh tác trở lại.


Ảnh minh họa

Theo đó, 10 khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Tây Ninh với diện tích gần 1.150 ha quy hoạch treo đã được “giải phóng”. Đây là những khu, cụm công nghiệp được tỉnh này quy hoạch trong gần 10 năm, điều kiện hạ tầng giao thông đi lại khó khăn, sức hút đầu tư hạn chế. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo cơ quan chức năng thông báo rộng rãi cho dân được biết để họ an tâm sản xuất. Và theo kế hoạch, nhiều cụm công nghiệp nữa sẽ được xóa nếu không hiệu quả để đảm bảo quyền lợi cho dân.

Cùng đà đó, UBND tỉnh Long An cũng vừa thu hồi, hủy bỏ 3 dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại cho nông dân trồng lúa.

Kế hoạch đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành đất nước công nghiệp phát triển đã khiến trào lưu thu hồi đất để làm các khu, cụm công nghiệp “phát triển rầm rộ” ở hầu hết các tỉnh, TP trong cả nước. Báo NNVN đã có nhiều bài, loạt bài phân tích sâu sắc vấn đề này, đồng thời phản ánh đời sống vất vả, nỗi khổ của nông dân bị thu hồi đất.

Tất nhiên, theo xu hướng phát triển, đất nước ta là nước nông nghiệp và đang từng bước chuyển mình để cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, lợi thế và vai trò của nông nghiệp đã từng bước được nâng lên. Thậm chí, nhiều quyết sách đã được thông qua thể hiện quyết tâm cao trong việc phát huy lợi thế này, mà mục tiêu giữ 3,8 triệu ha đất lúa vừa được bàn thảo sâu sắc tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 13 đã nói lên điều đó.

Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh một điều, không phải cứ có khu, cụm công nghiệp là có nhà máy và hậu quả là nhiều khu công nghiệp với hàng ngàn ha đất trở thành “quy hoạch treo”. Trong khi đó, diện tích bị quy hoạch đa phần là đất sản xuất, canh tác của nông dân, dẫn đến nhiều hộ nông dân phải lao đao.

Phát triển khu công nghiệp, cụm không nghiệp, các dự án là đúng và người dân luông ủng hộ nhưng phải hợp lý và hiệu quả. Vì khi quy hoạch được công bố và nhiều năm không thực hiện, người thiệt đầu tiên chính là người dân. Họ không thể chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng, thế chấp vay tài sản và thậm chí phải ngưng canh tác.

Muốn có cụm công nghiệp, ngân sách chi cho làm quy hoạch, bồi thường giải tỏa không phải là ít nhưng trở thành dự án “treo” thì lãng phí là điều thấy rõ. Cùng với đó là sự lãng phí tài nguyên đất khi để trống chờ nhà đầu tư trong cả gần thập kỷ, thậm chí còn lâu hơn.

Yếu trong công tác dự báo, thu hút đầu tư dẫn đến thực trạng các cụm công nghiệp được quy hoạch tràn lan nhưng thực hiện không hiệu quả. Điều quan trọng bây giờ là rà soát, sửa sai trong quy hoạch chứ không phải cứ giữ khư khư, khiến người dân bức xúc.

Câu nói của ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đơn giản mà đầy trách nhiệm: “Khi thấy chuyện làm quy hoạch nhằm mục đích phát triển nhưng còn vướng, ảnh hưởng đến quyền lợi của dân suốt thời gian dài thì tỉnh phải quyết định thôi”. Nghe thì có vẻ dễ, nhưng có mấy lãnh đạo dám mạnh dạn xóa những dự án mà người tiền nhiệm lập nên nhưng thực tế chứng minh là không khả thi, vì ý nguyện đúng đắn của dân?

Mong rằng người dân ở nhiều nơi khác sẽ tiếp tục được đón nhận những tin vui như người dân Tây Ninh, Long An.
 

Văn Nguyễn
Nguồn:nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại388,085
  • Tổng lượt truy cập90,451,478
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây