Nguyên nhân của sản phẩm Việt Nam thiếu tính cạnh tranh, thiếu công nghệ nguồn, không có thương hiệu lớn hay doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới đảm nhiệm được những khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị là do thiếu công nghiệp hỗ trợ. Việc kết nối các doanh nghiệp trong mạng sản xuất thông qua chuỗi giá trị cũng nhờ công nghiệp hỗ trợ.
TPP tạo điều kiện cần phát triển công nghiệp hỗ trợHiệp định TPP được ký kết giữa 12 đối tác kinh tế chiến lược ngày 5/10/2015 và có hiệu lực vào năm 2016, tạo cam kết chặt chẽ về pháp lý; mặt khác, thúc đẩy khả năng kết nối theo chuỗi sản xuất. Các cam kết chặt chẽ trong TPP mà trực tiếp là quy định hàm lượng xuất xứ hay hàm lượng nội địa hóa ít nhất 60% (cao hơn Cộng đồng Kinh tế ASEAN) để được hưởng ưu đãi thuế quan của các quốc gia thành viên trở thành lợi thế kết nối theo chiều sâu giữa các nền kinh tế thành viên. Thực chất, đây là khuôn khổ pháp lý thúc đẩy sự kết nối giữa các khâu của chuỗi giá trị cùng với việc sáng tạo chuỗi giá trị mới lấy các thành viên là khâu có giá trị cao nhất.
TPP là điều kiện cần để các quốc gia thành viên có khả năng trở thành khâu dẫn đầu trong chuỗi giá trị. Điều kiện đủ thuộc trách nhiệm của công nghiệp hỗ trợ. Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ vừa tận dụng được lợi thế ưu đãi gần như cao nhất về thuế cũng như tạo áp lực phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nói cách khác, nếu thiếu công nghiệp hỗ trợ, cơ hội khai thác ưu đãi sẽ không được tận dụng hiệu quả. Hơn nữa, thiếu công nghiệp hỗ trợ sẽ kìm hãm khả năng tham gia các cam kết tiếp theo của tự do hóa trong xu hướng mở rộng không ngừng và bao trùm của nó, sự thiếu chủ động khó tránh khỏi, nhà nước lại phải ưu đãi hay nhận được lợi ích nhiều hơn, cũng như không tận dụng hết cơ hội thu lợi thậm chí lợi ích rơi vào các doanh nghiệp, nhà đầu tư và tập đoàn nước ngoài.
Đây là hiệp định có tác dụng to lớn trong hình thành chuỗi giá trị trong đó có những đối tác có tiềm năng rất lớn về công nghiệp hỗ trợ như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia…cần được tận dụng. Các đối tác này có khả năng cung cấp công nghệ nguồn, vốn đầu tư, quy trình sản xuất, kinh nghiệm quản lý hiện đại. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là cách thức để đón đầu dòng đầu tư trong TPP.
Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam là lĩnh vực còn bị hạn chế về nền tảng cơ bản để phát triển do thiếu định hướng thị trường rõ ràng về kết nối chuỗi giá trị trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa mệnh lệnh sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhiều loại chi tiết của sản phẩm tưởng chừng đơn giản như cúc áo, đinh vít, giắc cắm điện thoại… chưa được các doanh nghiệp trong nước sản xuất mà chủ yếu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Rõ ràng, đây là cái “khó”… Nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành để tranh thủ tối đa các loại nguồn lực trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiêp nước ngoài và có khả năng tạo chuyển biến cơ bản tình hình.
Vai trò dẫn dắt của cơ quan quản lý chuyên ngành sâu
Vai trò dẫn dắt của các cơ quan quản lý chuyên ngành sâu về công nghiệp hỗ trợ như ngành cơ khí, dệt may, điện, điện tử, tin học… cần được phát huy trong định hướng, xây dựng, công bố các chương trình, dự án nhằm đạt mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ hiệu quả.
Các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phải có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, cơ sở, giảm thiểu thủ tục và rút ngắn thời gian. Vấn đề là đánh giá cụ thể và khách quan nhu cầu thực sự phát triển công nghiệp hỗ trợ, định hướng thị trường rõ ràng và những yêu cầu đặt ra trong điều kiện tự do hóa thương mại như cạnh tranh cao về chất lượng, giá cả thấp thậm chí thấp nhất thế giới, cung ứng với thời gian ngắn nhất và chí phí giao dịch thấp nhất.
Yêu cầu đặt ra lớn nhất là sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất các loại linh kiện, thiết bị phải đáp ứng nhu cầu khách hàng đặc biệt là khách hàng trong chuỗi có sự dẫn dắt của các tập đoàn xuyên quốc gia vì có nhiều nhà cung ứng toàn cầu có lợi thế cao về công nghệ và khả năng cung ứng giá thấp, khối lượng lớn đặc biệt là các nhà cung ứng từ Trung Quốc.
Những khuôn khổ trong TPP có thể được phát triển sâu hơn với các đối tác trong TPP theo hướng thu hút nguồn đầu tư thông qua các điều kiện ràng buộc trong TPP. Đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia tư vấn trình độ cao trong ngành cả trong nước và nước ngoài trước hết trong TPP cần được huy động vào xây dựng chiến lược phát triển tổng thể công nghiệp hỗ trợ từng ngành chuyên sâu cũng như khả năng tổ chức thực hiện hiệu quả. Trước mắt coi trọng công nghiệp hỗ trợ các ngành có nhu cầu lớn như ngành dệt may, điện, điện tử, tin học, cơ khí phục vụ nông nghiệp.
Doanh nghiệp cần quan tâm công nghiệp hỗ trợ và nâng cao tính chủ động
Các doanh nghiệp Việt Nam, vì chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho nên việc đầu tư phát triển các loại linh kiện, chi tiết gặp không ít khó khăn do thiếu công nghệ đạt tiêu chuẩn cạnh tranh quốc tế cần thiết, vốn đầu tư, năng lực kết nối chuỗi và năng lực quản lý, kinh doanh hiệu quả trong điều kiện tự do hóa triệt để. Việc thu hút sự quan tâm nhiều hơn của doanh nghiệp là cần thiết để các nguồn lực sẵn có hiện tại không bị lãng phí, nguồn lực bên ngòai được tranh thủ tận dụng. Các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp cần xây dựng thể chế liên kết thực sự và lâu dài để phát triển đạt kết quả công nghiệp hỗ trợ theo ngành.
Doanh nghiệp trong từng ngành công nghiệp chuyên sâu cần chủ động, tích cực thay đổi trong mô hình đầu tư lấy đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn cần đạt được theo nhu cầu khách hàng làm căn cứ. Đặc biệt cần phát huy khả năng kết nối trực tiếp giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp, tập đoàn trong các nước thành viên TPP để có thể đảm nhiệm từng khâu công việc mặc dù không lớn, nhưng hiệu quả như đảm nhiệm công tác thầu phụ với độ tin cậy cao sẽ tạo lòng tin để từng bước tạo dựng năng lực, tiến tới sản xuất và cung ứng linh kiện, chi tiết rộng rãi trên thị trường. Cần đánh giá, định vị doanh nghiệp hợp lý trong chuỗi giá trị linh kiện, chi tiết, phụ tùng để xây dựng cải thiện năng lực sản xuất tối ưu.
Những doanh nghiệp chuyên gia công, lắp ráp cần có chiến lược chuyển dần sang tự sản xuất chi tiểt, linh kiện để từng bước hình thành quy trình và làm chủ công nghệ sản xuất.
Bên cạnh việc tìm kiếm đối tác trong TPP để hợp tác, liên kết cần coi trọng việc học hỏi để nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất các loại linh kiện, chi tiết này thích hợp. Việc tiếp nhận công nghệ hoặc mua công nghệ sản xuất từ các đối tác để tạo khả năng giảm thiểu sự tụt hậu công nghệ, nhanh chóng tiến đến tiếp cận các công nghệ mang tính đón đầu là cần thiết./.Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;