Học tập đạo đức HCM

Học tập và làm theo gương Bác Hồ trong từng việc cụ thể

Thứ hai - 22/02/2016 19:32
Thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã có nhiều cách làm sáng tạo, nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Phong trào đã thật sự thấm sâu, lan tỏa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức, tư tưởng và hành động trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trên quê hương của Người.
 

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Na Ngoi giúp bà con dân tộc Mông xây dựng mô hình trồng chè Tuyết Shan.
 Font Size:     |  

Từ những cá nhân điển hình…

Ở Chi bộ xóm 1, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn có đảng viên, Đại tá quân đội về hưu Nguyễn Huy Hướng, mặc dù không đảm nhận trọng trách nào trong xóm, trong xã nhưng lại được mọi người nể trọng bởi mỗi việc làm, hành động của ông đều xuất phát từ tinh thần tự nguyện, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng. Năm 2003, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, xóm huy động nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa, ngoài mức đóng theo chỉ tiêu, ông tự nguyện ủng hộ thêm một tấn xi-măng để đẩy nhanh tiến độ thi công. Trong khi gia đình chưa hết khó khăn, bản thân ông hằng ngày vẫn phải vất vả mưu sinh, nhưng mỗi khi trong xóm có gia đình nào gặp hoạn nạn, khó khăn, ông đều chủ động sẻ chia, giúp đỡ. Cách đây chưa lâu, ông nhặt được một chiếc ví, trong đó có nhiều giấy tờ quan trọng của người đánh rơi, một chỉ vàng và năm triệu đồng. Không do dự, ông liên hệ ngay với người đánh mất để trả lại. Ghi nhận những nghĩa cử đó, ông trở thành một trong những điển hình tiên tiến trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của xã Xuân Hòa. Dường như phẩm chất “anh bộ đội Cụ Hồ” trong ông không hề hao khuyết. Với ông, học tập và làm theo gương Bác thì bất cứ ai, bất cứ ở đâu cũng có thể học tập và làm theo được, bởi Bác rất giản dị, đời thường. “Bản thân tôi tiết kiệm chi tiêu mỗi ngày 10 nghìn đồng cho vào lợn nhựa để gây quỹ khuyến học. Trong gia đình, từ vợ con, dâu rể đến các cháu đều tiết kiệm như thế để góp quỹ khuyến học cho con cháu trong dòng họ, trong xã”.

Trong khi nhiều hộ dân muốn được xếp vào diện hộ nghèo để được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước thì ông Lưu Đình Ấn, bản Thạch Tiến, xã Thạch Ngàn lại tiên phong viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần của người lính Trường Sơn năm xưa, ông đã tự vượt lên chính mình để thoát nghèo. Nói đi đôi với làm, gia đình ông đã khai hoang, đầu tư trồng hoa màu kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm để tăng thu nhập. Sự nỗ lực, cần mẫn của gia đình ông đã được đền đáp, những vùng đất hoang cằn giờ đã thay thế bằng mầu xanh của những ruộng lúa, vườn sắn, nương ngô, đồi chè. Và tấm gương xin ra khỏi hộ nghèo để thoát nghèo của gia đình ông Ấn đã trở thành tấm gương khơi dậy ý thức thoát nghèo của người dân nơi đây. Chia sẻ niềm vui với chúng tôi, ông cho biết: “Tôi nghĩ là đảng viên phải có ý thức vươn lên, tự lực đừng ỷ lại vào sự ưu ái của Nhà nước. Đảng viên phải nêu gương để vận động nhân dân, cho nên tôi xung phong rút khỏi diện hộ nghèo”. 

Bà La Thị Nguyệt, người Đan Lai ở khu tái định cư bản Cửa Rào, xã Môn Sơn (Con Cuông) suốt 12 năm đã cùng 29 hộ dân của bản Khe Búng thuộc vùng lõi của vườn Quốc gia Pù Mát rời nơi chôn nhau cắt rốn đến nơi ở mới. Bà là hộ nghèo trong bản, mọi cái đều trông cậy vào chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Bà nói: “Từ khi có phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, tôi chịu khó, tìm tòi không ngại khó, ngại khổ để học cách trồng cây lúa nước thâm canh hai vụ mỗi năm, năng suất đạt 56 tạ/ha”. Khi đã no cái bụng, không bị đói như trước nữa, bà tính đến chuyện làm ăn lớn hơn từ một con lợn nái, sau khi lứa lợn đầu được xuất bán, có vốn, bà đầu tư vào sản xuất vừa, tập trung khai hoang trồng trọt, mở rộng chăn nuôi. Giờ đây một vùng đất mới đã được hồi sinh, những ruộng lúa, vườn ngô xanh mướt dần thay thế vùng đất trống, đồi núi trọc. Nay gia đình bà đã có gần mười con trâu, bò, trong chuồng luôn có từ bốn đến năm con lợn. Đây là hộ gia đình người Đan Lai đầu tiên không trông chờ ỷ lại vào chính sách ưu đãi của Nhà nước, mà tự vươn lên thoát khỏi hộ nghèo.

… Đến nhiều tổ chức

Ở xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu, trước đây tình trạng ô nhiễm môi trường do rác, nước thải, chất thải từ chăn nuôi tại các khu dân cư làm ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của nhân dân. Quyết tâm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, Hội Phụ nữ xã đã nhận về mình phần việc khó và lấy đây là việc làm cụ thể trong học tập và làm theo gương Bác. Hội đã phát động phong trào và được gần 1.600 hội viên của 11 chi hội hưởng ứng tích cực. Trên tổng số 20 km đường liên thôn, liên xã, Hội giao trực tiếp cho từng tổ hội phụ nữ đảm nhiệm từng đoạn đường, tổng vệ sinh, bảo vệ cây xanh. Nhờ đó, đã góp phần giúp xã hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, trở thành mô hình điểm của phụ nữ huyện Diễn Châu và tỉnh Nghệ An. 

Những đổi thay như hôm nay của bản Tờ, xã Yên Khê, huyện miền núi Con Cuông có đóng góp lớn của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Tờ. Đồng chí Lương Đình Kiếu, Bí thư Chi bộ bản Tờ cho biết: 28 đảng viên của chi bộ sau khi kiểm điểm theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, đã có nhiều chuyển biến từ lối sống, sinh hoạt đến lãnh đạo, chỉ đạo vào tất cả hoạt động ở thôn, bản, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Với mục tiêu “ba cứng” (cứng nền, cứng mái và cứng đường), trên cơ sở huy động nội lực của nhân dân là chính, chi bộ chung tay cùng tất cả hộ dân trong bản đã chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng xây dựng; đồng thời thực hiện Nghị quyết Chi bộ đề ra là “ba sạch”(sạch nhà, sạch đường và sạch bản). Giờ đây, tất cả các hộ gia đình đều có nhà xây với nền xi-măng sạch sẽ, chuồng trại gia súc, gia cầm được xây cất cách xa nhà ở. Để thoát nghèo, xây dựng bản văn hóa, Chi bộ đã vận động bà con đưa các giống cây hàng hóa vào trồng kết hợp chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa, lấy cây chè, cây cam làm chủ lực. Người dân bản Tờ đã tích cực thực hiện việc xây dựng nông thôn mới, tự nguyện hiến đất, hiến vườn cây để làm đường bê-tông. Từ khi có đường bê-tông, đường đi lối lại thuận tiện, bà con phấn khởi vì đi lại thuận tiện, giao thương tấp nập hẳn lên. 

Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An cho biết thêm: Những năm qua, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức nhiều đợt kiểm tra chuyên đề, qua đó kịp thời biểu dương, đúc kết bài học kinh nghiệm để triển khai sâu rộng, hiệu quả về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng kịp thời chỉ ra những tồn tại cần khắc phục trong học tập, làm theo gương Bác bằng những hành động cụ thể, tạo sức lan tỏa trong đời sống xã hội. Gần đây, Tỉnh ủy tổ chức triển khai sâu rộng các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh". Quá trình đó xuất hiện nhiều tấm gương điển hình làm theo gương Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực…

Theo Nhandan.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại878,155
  • Tổng lượt truy cập92,051,884
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây