Học tập đạo đức HCM

Khoa học đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn

Thứ sáu - 24/04/2015 03:26
Thực tiễn đã cho thấy, nơi nào đầu tư đúng mức, hiệu quả cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ sản xuất và đời sống, nơi đó nền kinh tế sẽ phát triển, đời sống người dân được cải thiện nhanh hơn. Chính vì vậy, 5 năm qua, Sở KH&CN tỉnh luôn quan tâm nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án, nhằm mang lại cuộc sống mới cho bà con.

Theo Sở KH&CN tỉnh, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã đầu tư hàng chục tỉ đồng xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chuyển giao cho nông dân. Tiêu biểu đó là: Mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, mô hình 50ha khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất quýt đường, mô hình sản xuất chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae quy mô nông hộ để phòng trừ rầy nâu hại lúa, mô hình GlobalGap trên chanh không hạt. Các mô hình đã tập trung vào lựa chọn một số giống cây trồng mới với năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Mô hình được triển khai giúp bà con nâng cao kỹ thuật, nâng cao kiến thức khoa học. Từ đó, áp dụng nhiều biện pháp để chăm sóc, bảo vệ nông sản ngày càng đẹp, chất lượng hơn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Ngày càng có nhiều mô hình sản xuất mới đạt mức thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, không chỉ góp phần xóa nghèo, mà còn giúp nhiều nông dân làm giàu. Ông Nguyễn Văn Chiến, nguyên Giám đốc Hợp tác xã chanh không hạt Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, cho biết: “Nhờ Sở KH&CN tỉnh xuống triển khai hướng dẫn trồng chanh theo chuẩn VietGAP và GlobalGAP mà đời sống thành viên hợp tác xã nâng lên rõ rệt. 3 năm trước, trong hợp tác xã có hộ nghèo, thì đến nay tất cả hơn 80 hộ đều có đời sống khấm khá, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm”.

Không dừng lại đó, hàng loạt các mô hình như: sản xuất giống cây, con chất lượng cao; trồng cây đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP; trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản; xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản... đã tạo sức bật mới cho ngành nông nghiệp cả tỉnh. Cùng đó, Sở KH&CN tỉnh đã làm tốt chức năng, thường xuyên hướng dẫn thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp cho các đơn vị có nhu cầu để nâng cao giá trị cho sản phẩm. Tính từ năm 2010-2014, có 156 đơn đăng ký được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận, có 72 văn bằng được cấp. Hiện nay, cả tỉnh có 6 mặt hàng nông sản chủ lực đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng nhãn hiệu chứng nhận gồm: lúa Hậu Giang 2, cá rô Hậu Giang, cam sành Ngã Bảy, chanh không hạt Hậu Giang, quýt đường Long Trị và cá thát lát Hậu Giang. Sở KH&CN tiếp tục hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 2 nông sản cam xoàn Phụng Hiệp và xoài cát Bảy Ngàn. Kết quả này góp phần đưa nông sản Hậu Giang vươn ra thị trường trong nước và nước ngoài.

Đặc biệt, các đề tài khoa học trong lĩnh vực môi trường nông thôn đã góp phần trực tiếp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, trong xử lý rác thải, nước thải nông thôn. Các công nghệ này đã được áp dụng trong nước, cũng như trong khu vực như chăn nuôi trên đệm lót sinh học, giải pháp khắc phục ô nhiễm asen trên vùng đất phèn trồng khóm theo tiêu chuẩn VietGAP thuộc tỉnh Hậu Giang,... Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo ra chuỗi giá trị kinh tế, giúp bà con nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, giúp người nghèo có cơ hội thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Ông Dương Hoàng Khải, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, nhận xét: “Từ khi áp dụng mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót, tôi và các hộ nuôi heo ở đây không còn bị bà con than phiền vì mùi hôi, không sợ heo bị bệnh, vì cách nuôi mới này có nhiều ưu điểm lại tiết kiệm hơn so với cách nuôi cũ. Chúng tôi không lo vấn đề môi trường mà yên tâm sản xuất, từng bước làm giàu chính đáng”.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN đã có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, thời gian qua, các mô hình nghiên cứu còn nhỏ lẻ, chưa được áp dụng rộng rãi mà chỉ mới dừng lại ở một số hộ, một số địa phương. Vì vậy tính ứng dụng chưa cao, chưa trở thành phong trào rộng khắp cho mọi người noi theo. Để phát huy hơn nữa vai trò của mình, KH&CN phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa, tập trung nguyên cứu những vấn đề bức thiết, đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu thành công, để kịp thời chuyển tải các tiến bộ KH&CN mới, nhằm làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.

5 năm qua, Sở KH&CN tỉnh đã tổ chức xét duyệt và quản lý việc triển khai thực hiện được 80 đề tài, dự án, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết; nghiệm thu 83 đề tài, dự án, đạt 208% chỉ tiêu Nghị quyết; kiểm tra tiến độ 138 đề tài, dự án, đạt 138% chỉ tiêu Nghị quyết. Ngoài ra, ngành còn chuyển giao kết quả nghiên cứu 98 đề tài, dự án cho các đơn vị tiếp nhận và triển khai ứng dụng vào thực tế.

 

Theo: baohaugiang.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại914,936
  • Tổng lượt truy cập92,088,665
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây